Các nhà khoa học Israel cho biết, họ đã sản xuất được hydro từ thực vật để tiến tới đạt được mục đích sử dụng thảm thực vật để sản xuất điện.
Phát hiện này được thực hiện bằng cách sử dụng tảo siêu nhỏ, một loại thực vật thủy sinh.
Giáo sư Iftach Yacoby, người đứng đầu phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo của trường đại học Tel Aviv, nơi thực hiện nghiên cứu này nói: "Để liên kết một thiết bị với điện, bạn chỉ cần kết nối với một điểm năng lượng. Trong trường hợp với thực vật, chúng tôi không biết kết nối ở đâu”.
Các nhà nghiên cứu đã trồng một loại enzyme vào các mẫu của tảo và quan sát thấy nó tạo ra hydro, một nguồn năng lượng đã được sử dụng để làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.
Kết quả nghiên cứu là một dự án của Giáo sư Yacoby hợp tác với Tiến sĩ Kevin Redding tại Đại học Arizona, đã được công bố trên tạp chí Khoa học Năng lượng và Môi trường.
"Từ thời điểm chúng tôi tìm thấy cách sử dụng thực vật để tạo ra nguồn năng lượng, các tùy chọn đã mở," Giáo sư Yacoby nói.
Theo ông, nghiên cứu ban đầu cho thấy cây cối có tiềm năng sản xuất điện, và ông dự đoán sẽ mất tới 20 năm để thế giới được hưởng lợi từ phát hiện mới này.
"Có rất nhiều điều mà chúng tôi có thể xem xét thực hiện nhờ vào kết quả nghiên cứu này. Tương lai sẽ cho chúng ta biết điều gì sẽ đến”, nhà khoa học này tuyên bố.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện (12.12.2019)
- 5 giải pháp tái tạo năng lượng có lợi cho nhà ở Việt Nam (09.12.2019)
- Áo phông sử dụng nhiệt cơ thể tạo ra điện đốt sáng được đèn LED (09.12.2019)
- Chuẩn bị hạ tầng để phục vụ đấu thầu các dự án điện mặt trời (09.12.2019)
- Làm điện gió ngoài khơi: Lợi ích đi cùng lợi thế (07.12.2019)
- Việt Nam đảm bảo năng lượng bền vững (04.12.2019)
- Phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Điểm nghẽn và giải pháp (04.12.2019)
- Tuần lễ lưới điện thông minh 2019 tại Việt Nam có gì? (27.11.2019)
- Nano bạch kim – niken cho khả năng lưu trữ điện bằng hydro (26.11.2019)
- Thiết bị lai mới có thể vừa thu và lưu trữ năng lượng mặt trời (25.11.2019)