Các nhà khoa học Israel cho biết, họ đã sản xuất được hydro từ thực vật để tiến tới đạt được mục đích sử dụng thảm thực vật để sản xuất điện.
Phát hiện này được thực hiện bằng cách sử dụng tảo siêu nhỏ, một loại thực vật thủy sinh.
Giáo sư Iftach Yacoby, người đứng đầu phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo của trường đại học Tel Aviv, nơi thực hiện nghiên cứu này nói: "Để liên kết một thiết bị với điện, bạn chỉ cần kết nối với một điểm năng lượng. Trong trường hợp với thực vật, chúng tôi không biết kết nối ở đâu”.
Các nhà nghiên cứu đã trồng một loại enzyme vào các mẫu của tảo và quan sát thấy nó tạo ra hydro, một nguồn năng lượng đã được sử dụng để làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.
Kết quả nghiên cứu là một dự án của Giáo sư Yacoby hợp tác với Tiến sĩ Kevin Redding tại Đại học Arizona, đã được công bố trên tạp chí Khoa học Năng lượng và Môi trường.
"Từ thời điểm chúng tôi tìm thấy cách sử dụng thực vật để tạo ra nguồn năng lượng, các tùy chọn đã mở," Giáo sư Yacoby nói.
Theo ông, nghiên cứu ban đầu cho thấy cây cối có tiềm năng sản xuất điện, và ông dự đoán sẽ mất tới 20 năm để thế giới được hưởng lợi từ phát hiện mới này.
"Có rất nhiều điều mà chúng tôi có thể xem xét thực hiện nhờ vào kết quả nghiên cứu này. Tương lai sẽ cho chúng ta biết điều gì sẽ đến”, nhà khoa học này tuyên bố.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Giá mua điện mặt trời mái nhà 1.943 đồng/kWh (07.04.2020)
- Mã độc mạo danh virus Covid-19 có thể xóa sạch dữ liệu máy tính nạn nhân (06.04.2020)
- Biến đổi năng lượng từ trường thành điện cho mạng cảm biến (03.04.2020)
- EVNHCM: Huy động mọi nguồn lực đảm bảo cung cấp điện phòng chống dịch Covid-19 (03.04.2020)
- Độc đáo pin mặt trời trong suốt gắn lên cửa sổ (03.04.2020)
- Bước tiến mới trong sản xuất năng lượng xanh từ quang hợp nhân tạo (31.03.2020)
- Độc đáo sử dụng pin quang năng lượng trong các vật dụng hằng ngày (31.03.2020)
- Chế tạo pin mặt trời hữu cơ từ enzym quả đu đủ (20.03.2020)
- Ghi chỉ số điện qua hệ thống đo xa (20.03.2020)
- Những ý tưởng " độc lạ" về ứng dụng pin mặt trời trên thế giới (20.03.2020)