Thủy điện Sơn La sử dụng robot trong vận hành như thế nào?

Thủy điện Sơn La sử dụng robot trong vận hành như thế nào?

Thủy điện Sơn La sử dụng robot trong vận hành như thế nào?

Thủy điện Sơn La sử dụng robot trong vận hành như thế nào?

Mới đây, Công ty Thủy điện Sơn La đã sử dụng robot trong vận hành tại Nhà máy Thủy điện Sơn La - nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Ứng dụng này đã mang lại hiệu quả như thế nào? Tạp chí Điện lực đã có cuộc trao đổi với ông Khương Thế Anh - Giám đốc Công ty Thủy điện Sơn La.

 

PV: Xin ông cho biết, vì sao Công ty đề xuất ứng dụng robot giám sát vận hành?

Ông Khương Thế Anh: Thực hiện chỉ đạo của EVN về việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đứng trước yêu cầu tối ưu hóa trong hoạt động sản xuất của đơn vị, Công ty Thủy điện Sơn La nhận thấy các phương pháp vận hành truyền thống đã đạt tới hạn về sử dụng tối ưu, linh hoạt nhân sự vận hành sau quá trình chia tách lực lượng sửa chữa khỏi đơn vị, cũng như nhận thấy việc ứng dụng các thiết bị robot vào vận hành là khả thi về mặt kỹ thuật. 

Ông Khương Thế Anh

Ứng dụng robot nhằm mục đích tự động hóa một phần công việc có tính lặp đi lặp lại, phát hiện những vấn đề bằng mắt thường không thấy, giám sát các vị trí có yếu tố rủi ro cao. Ứng dụng cũng dần hướng tới mục tiêu thử nghiệm điều khiển, giám sát từ xa, giảm số lượng người trực, nâng cao năng suất lao động và tối ưu chi phí sản xuất... 

 

PV: Việc thử nghiệm ứng dụng robot mang lại hiệu quả như thế nào, thưa ông?

Ông Khương Thế Anh: Thiết bị robot được đưa vào vận hành cuối năm 2022. Đến nay, đã làm việc ổn định. Lực lượng vận hành cũng quen với sự có mặt của robot như một phần của quá trình giám sát vận hành.

Robot có công nghệ xử lý ảnh giúp phát hiện những bất thường của hệ thống thiết bị, bằng cách xử lý ảnh chụp trạng thái các đèn báo trên mặt tủ và từ các cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm, CO, CO2 cung cấp thông tin chính xác cho người vận hành. Từ khi có robot, công việc nhân viên vận hành đã giảm, hạn chế phải đi vào khu vực có nguy cơ mất an toàn như các khu vực có bình áp lực cao, có thiết bị cao áp... 

Sự có mặt của robot còn tạo sự vui vẻ, phấn khởi cho CBCNV trong quá trình vận hành, vì giờ đây đã có thêm một bạn “giúp việc” đồng hành cần mẫn làm việc 24/24h.

 

PV: Được biết robot này do chính CBCNV Công ty thiết kế, xin ông chia sẻ quá trình thiết kế robot này? 

Ông Khương Thế Anh: Quá trình lên ý tưởng và nghiên cứu cho giải pháp này hết gần 1 năm, khởi đầu chúng tôi lên ý tưởng và lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế. Tài liệu giới thiệu về robot nói chung thì rất nhiều, nhưng sản phẩm cụ thể giám sát vận hành cho nhà máy điện rất hạn chế. 

Ý tưởng ban đầu là mô hình robot Slam 3D dùng cảm biến và camera 3D để quét bản đồ, nhưng mô hình này không phù hợp. Nhóm nghiên cứu đã tham vấn thêm ý kiến các chuyên gia. Quá trình lựa chọn giải pháp công nghệ chính kéo dài gần 6 tháng và cuối cùng nhóm nghiên cứu đã đưa ra phiên bản tối ưu cho phép ứng dụng trong thực tiễn như hiện nay.

 

 

PV: Xin ông chia sẻ đặc tính vận hành của robot do Công ty chế tạo? 

Ông Khương Thế Anh: Robot tự động di chuyển theo đường line từ, dừng tại các vị trí gắn thẻ RF ID. Sau khi kiểm tra 3 tổ máy, robot sẽ di chuyển về vị trí nghỉ và tự sạc. Robot có các chức năng bật, tắt việc giám sát mỗi tổ máy, bỏ qua kiểm tra các thiết bị đang được tách ra để sửa chữa. Mỗi tổ máy sẽ có các vị trí kiểm tra hệ thống thiết bị công nghệ, định vị các vị trí này bằng thẻ RF ID. Trên đường đi, robot sử dụng camera livestream, quay lại video liên tục. 

Tại các tủ, robot sẽ chụp và xử lý ảnh lưu trữ trên máy chủ, khi phát hiện lỗi sẽ ghim trên ảnh kèm nhãn thời gian và gửi thông tin cho người vận hành. Các ngưỡng cài đặt giá trị cảnh báo có thể hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế. 

Ngoài ra, robot còn có khả năng tự động dừng lại và cảnh báo khi phát hiện có chướng ngại vật trên đường đi và chỉ tiếp tục hành trình khi chướng ngại vật đã được loại bỏ.

 

Trang giao diện chính phần mềm giám sát đường đi của robot

 

PV: Công ty có kế hoạch phát triển thêm robot này không? 

Ông Khương Thế Anh: Từ những kết quả đạt được, chúng tôi đang theo dõi, đánh giá hoàn thiện các chức năng để nghiên cứu cải tiến, bổ sung các chức năng mới và tiếp tục đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho phép phát triển các phiên bản mới ứng dụng thực tế tại NMTĐ Sơn La, NMTĐ Lai Châu.

PV: Xin cảm ơn ông! 

 

Link gốc bài viêt.

 

 

 

 

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline