Ngày 16/5, ông Nguyễn Đại Phúc - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) cho biết, thời gian qua, PC Thừa Thiên Huế thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích khách hàng trên địa bàn tỉnh lắp đặt, sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái cho sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân.
Theo ông Nguyễn Đại Phúc, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế số lượng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái còn khá khiêm tốn, tuy nhiên với tính năng ưu việt vốn có của công nghệ này, cùng với sự tư vấn, khuyến khích của ngành điện chắc chắn thời gian tới số lượng người dùng sẽ tăng lên.
“Theo đó, sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, mà còn góp phần giảm áp lực về đầu tư nguồn điện, giảm ô nhiễm môi trường. Đây nguồn năng lượng tái tạo thực sự, chuyển hóa quang năng thành điện năng, tận dụng ánh sáng mặt trời, thân thiện với môi trường. Qua đó, việc sử dụng hệ thống điện mặt trời sẽ giúp các hộ gia đình, doanh nghiệp giảm sâu hóa đơn tiền điện hàng tháng. Ngoài ra, sau khi lắp đặt nếu sử dụng không hết công suất thì các hộ gia đình, doanh nghiệp có thể bán điện lại cho ngành điện theo đơn giá được Bộ Công Thương quy định”, ông Phúc cho biết thêm.
Theo báo cáo của PC Thừa Thiên Huế, sau thời gian triển khai, đến nay đã có 6 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, với tổng công suất lắp đặt 11,34 kWp.
Thời gian tới, PC Thừa Thiên Huế tiếp tục quảng bá mạnh mẽ về điện mặt trời áp mái cho khách hàng tại các điểm giao dịch và qua các kênh giao tiếp khách hàng của điện lực, trong đó chú trọng tuyên truyền về các chính sách khuyến khích, lợi ích hiệu quả, thủ tục đấu nối điện mặt trời áp mái vào lưới điện. Để chương trình được hiệu quả, sâu rộng, các đơn vị cung ứng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nên nghiên cứu hạ thấp giá thành lắp đặt ban đầu, bởi giá thành cao sẽ không thu hút các hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia, ông Phúc cho hay.
Thời gian tới, PC Thừa Thiên Huế tiếp tục quảng bá mạnh mẽ về điện mặt trời áp mái cho khách hàng tại các điểm giao dịch và qua các kênh giao tiếp khách hàng của điện lực, trong đó chú trọng tuyên truyền về các chính sách khuyến khích, lợi ích hiệu quả, thủ tục đấu nối điện mặt trời áp mái vào lưới điện. Để chương trình được hiệu quả, sâu rộng, các đơn vị cung ứng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nên nghiên cứu hạ thấp giá thành lắp đặt ban đầu, bởi giá thành cao sẽ không thu hút các hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia, ông Phúc cho hay.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Cư Jút (26.09.2019)
- Đề xuất hệ thống thông tin năng lượng (26.09.2019)
- Thủy điện Trị An không gây ra ngập lụt tại Trảng Bom Và Vĩnh Cửu (25.09.2019)
- Gấp rút triển khai thủ tục để khởi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng vào cuối năm 2020 (25.09.2019)
- Phát triển nhà máy điện thủy triều lai ghép với pin mặt trời (24.09.2019)
- Công ty Điện lực Đắk Nông dồn lực đưa điện về vùng sâu, vùng xa (24.09.2019)
- Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cắt băng khánh thành nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (21.09.2019)
- Ra mắt tổ chức Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam - VIET (19.09.2019)
- Chế tạo thành công thiết bị thu năng lượng từ đêm tối (19.09.2019)
- Tài chính xanh cho năng lượng tái tạo trong ngành công nghiệp Việt Nam (18.09.2019)