Các nhà nghiên cứu từ Đại học Columbia (Mỹ) phát triển một công nghệ mới có thể khai thác năng lượng mặt trời nhanh và hiệu quả hơn, hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng giải phóng thế giới khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Công nghệ đột phá tạo pin năng lượng mặt trời.
Công nghệ mới có thể tạo ra pin mặt trời hiệu quả và nhanh hơn được các nhà nghiên cứu của đại học Columbia, Mỹ phát minh
Các nhà nghiên cứu đăng tải công trình trên tạp chí Nature Chemistry. Họ đã thiết kế các phân tử hữu cơ có khả năng tạo ra hai “exciton” trên mỗi photon ánh sáng, quá trình này được gọi là “phân đôi đơn”. Các “exciton”, tạo ra dòng điện trên pin mặt trời, có thể tồn tại lâu hơn nhiều so với các exciton được tạo ra từ các phân tử vô cơ, dẫn đến sự khuếch đại điện và được pin mặt trời hấp thụ.
Ông Luis Campos, một trong ba nhà nghiên cứu, giải thích tất cả các tấm pin mặt trời hiện nay đều hoạt động theo cùng một cách. Với mỗi photon đi kèm, chỉ một exciton được tạo ra. Các exciton được tạo ra sẽ chuyển đổi thành dòng điện. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy có một số phân tử có thể giúp tạo ra hai exciton từ một photon.
Theo Science Times, đó là tiến bộ không chỉ ứng dụng trong sản xuất năng lượng mặt trời thế hệ tiếp theo mà còn trong quá trình quang xúc tác trong hóa học, cảm biến và hình ảnh, có thể sử dụng trong sản xuất dược phẩm, nhựa và nhiều loại hóa chất tiêu dùng khác. Nó hứa hẹn giải phóng thế giới khỏi công nghệ khai thác năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như dầu thô, than đá, khí tự nhiên hoặc dầu nặng.
Có lẽ thách thức duy nhất là các phân tử cần thiết để tạo ra hai exciton tồn tại trong thời gian rất ngắn, khoảng vài chục nano giây (một nano giây = một phần tỉ giây), khiến cho việc thu hoạch chúng để sử dụng công nghệ nói trên là rất khó, theo các nhà nghiên cứu.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Mũi Né (13.06.2019)
- Chế tạo thiết bị chỉ thọ và cảnh cáo sự cố trên lưới điện trung áp (11.06.2019)
- Biến cây nhân tạo thành nhà máy điện mini (11.06.2019)
- Hóa đơn tiền điện sẽ có biểu đồ mức tiêu thụ? (08.06.2019)
- Vĩnh Long tiếp nhận tàu thu gom rác sử dụng năng lượng mặt trời (06.06.2019)
- An ninh năng lượng không thể chỉ chờ nguồn cung (05.06.2019)
- Ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa (04.06.2019)
- Chính thức vận hành đường dây 500 kV Vĩnh Tân - rẽ Sông Mây - Tân Uyên (03.06.2019)
- Các nhà nghiên cứu MIT lưu trữ được năng lượng Mặt Trời bằng vật liệu rắn, có được pin vĩnh cửu trên (03.06.2019)
- Không để vướng mắc trong đấu nối, giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời (01.06.2019)