Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, đã phát triển thành công một loại phân tử có thể giúp lưu trữ năng lượng Mặt trời trong thời gian dài.
Ảnh: Shutterstock
Phân tử này được tạo thành từ các nguyên tố carbon, hydro và nitơ. Khi bị ánh sáng chiếu vào, nó sẽ biến đổi thành một đồng phân giàu năng lượng (đồng phân là những phân tử có cùng công thức hóa học tổng quát, nhưng sự liên kết giữa các nguyên tử khác nhau). Đồng phân mới sau đó được bảo quản dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Khi đến mùa đông hoặc vào ban đêm, hỗn hợp phân tử chứa năng lượng Mặt trời sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt nhờ chất xúc tác.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Energy and Environmental Science. “Năng lượng trong chất đồng phân này có thể được lưu trữ trong 18 năm”, Kasper Moth-Poulsen, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, điểm đặc biệt của công nghệ mới là nó không có khí thải và có thể sử dụng quanh năm. “Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Chúng tôi đã có hệ thống hoạt động. Bây giờ chúng tôi cần phải đảm bảo mọi thứ được thiết kế tối ưu”, Moth-Poulsen nói.
- Sức hút của điện mặt trời đối với các nhà đầu tư (09.10.2019)
- Nghiên cứu phát triển điện hải lưu tại Việt Nam (08.10.2019)
- Sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện và nước sạch (07.10.2019)
- Giới thiệu về tua bin gió ‘không cánh quạt’ (07.10.2019)
- Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng sẽ khởi công vào Quý II/2020 (03.10.2019)
- Phát triển năng lượng thông minh: Ưu tiên chiến lược trong chuyển đổi số quốc gia (03.10.2019)
- Vai trò của các dự án năng lượng tái tạo trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (02.10.2019)
- Cung cấp nguồn điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam (02.10.2019)
- Vmap: Bản đồ số của người Việt chính thức đi vào hoạt động (01.10.2019)
- Thúc đẩy phát triển các dự án tiết kiệm năng lượng (01.10.2019)