Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Chalmers, Thụy Điển, đã phát triển thành công một loại phân tử có thể giúp lưu trữ năng lượng Mặt trời trong thời gian dài.
Ảnh: Shutterstock
Phân tử này được tạo thành từ các nguyên tố carbon, hydro và nitơ. Khi bị ánh sáng chiếu vào, nó sẽ biến đổi thành một đồng phân giàu năng lượng (đồng phân là những phân tử có cùng công thức hóa học tổng quát, nhưng sự liên kết giữa các nguyên tử khác nhau). Đồng phân mới sau đó được bảo quản dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Khi đến mùa đông hoặc vào ban đêm, hỗn hợp phân tử chứa năng lượng Mặt trời sẽ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt nhờ chất xúc tác.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Energy and Environmental Science. “Năng lượng trong chất đồng phân này có thể được lưu trữ trong 18 năm”, Kasper Moth-Poulsen, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, điểm đặc biệt của công nghệ mới là nó không có khí thải và có thể sử dụng quanh năm. “Chúng tôi còn rất nhiều việc phải làm. Chúng tôi đã có hệ thống hoạt động. Bây giờ chúng tôi cần phải đảm bảo mọi thứ được thiết kế tối ưu”, Moth-Poulsen nói.
- Dự án điện mặt trời Đa Mi sử dụng phao nổi " Made in Việt Nam" (09.11.2019)
- Vì sao các tấm pin mặt trời sản xuất được điện? (09.11.2019)
- Ngăn chặn việc tuyên truyền hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” trên các thiết bị, phần mềm (08.11.2019)
- Củng cố lưới điện, đảm bảo vận hành hồ chứa trước bão số 6 (08.11.2019)
- “Hoa hướng dương nhân tạo” biết uốn cong về phía mặt trời để hút năng lượng (08.11.2019)
- Công nghệ mới giữ năng lượng mặt trời trong nhiều thập niên (07.11.2019)
- Giá bán lẻ điện Việt Nam sẽ theo hướng nào? (05.11.2019)
- Lợi ích nhờ tích hợp quang điện trong nuôi trồng thủy sản (04.11.2019)
- Hiệu quả từ việc phát điện từ rác thải (04.11.2019)
- Việt Nam dẫn đầu khu vực về điện năng lượng mặt trời (04.11.2019)