Một số tỉnh thuộc miền Trung, miền Nam có tiềm năng lớn về bức xạ nhiệt, đã thu hút các chủ đầu tư phát triển “nóng” điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) với số lượng dự án lớn. Các Tổng công ty Điện lực đã công khai thông tin lưới điện trung, hạ áp ở khu vực bị quá tải, không đủ khả năng tiếp nhận công suất để các chủ đầu tư nắm bắt và đầu tư dự án phù hợp, hiệu quả.
Theo báo cáo của các Tổng công ty Điện lực thuộc EVN, hiện nay, lưới trung – hạ áp tại các tỉnh thành miền Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hoàn toàn đủ khả năng tiếp nhận công suất của các dự án ĐMTMN.
Tại miền Nam, theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), hiện có 2.532 khách hàng đăng ký đấu nối nhưng chưa vận hành thương mại (tổng công suất hơn 1.496MWp). Trong đó có 240 dự án với tổng công suất 229MWp vượt khả năng giải tỏa công suất, tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh.
Tại địa bàn mà Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) quản lý, ĐMTMN phát triển mạnh và tập trung tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Đăk Lắc, Kon Tum, Gia Lai) gây nguy cơ quá tải lưới điện trung áp. Hiện nay, có 519 dự án với tổng công suất 414,2MWp ở các địa phương này đã đăng ký đấu nối nhưng không đáp ứng giải tỏa công suất. Ở các tỉnh, thành khác do EVNCPC quản lý bán điện, khả năng giải tỏa công suất ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp vẫn đảm bảo.
Trên tinh thần hỗ trợ tối đa cho các chủ đầu tư, EVN đã chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực tuyên truyền, công bố thông tin rộng rãi, để khách hàng dễ dàng truy cập, tra cứu. Đặc biệt, các thông tin đấu nối, khả năng giải tỏa công suất ĐMTMN của từng đường dây, trạm biến áp được công khai, minh bạch trên website của các công ty điện lực, website Chăm sóc khách hàng của các Tổng công ty Điện lực.
EVN cũng chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện trung áp các khu vực đầy tải, quá tải trong năm 2020; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tối đa cho nhà đầu tư tham gia phát triển ĐMTMN mà không làm quá tải lưới điện 110kV. Đồng thời, yêu cầu các Tổng công ty Điện lực nghiên cứu, đề xuất bổ sung các dự án đầu tư, nâng cấp lưới điện các khu vực có đấu nối, giải tỏa công suất ĐMTMN trong những năm tới.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ các nhà đầu tư, EVN cũng đã liên tiếp có các văn bản kiến nghị tới Bộ Công Thương, để được tháo gỡ, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong phát triển ĐMTMN.
A Nam - Theo Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
- Đề xuất hệ thống thông tin năng lượng (26.09.2019)
- Thủy điện Trị An không gây ra ngập lụt tại Trảng Bom Và Vĩnh Cửu (25.09.2019)
- Gấp rút triển khai thủ tục để khởi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng vào cuối năm 2020 (25.09.2019)
- Phát triển nhà máy điện thủy triều lai ghép với pin mặt trời (24.09.2019)
- Công ty Điện lực Đắk Nông dồn lực đưa điện về vùng sâu, vùng xa (24.09.2019)
- Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cắt băng khánh thành nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 (21.09.2019)
- Ra mắt tổ chức Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam - VIET (19.09.2019)
- Chế tạo thành công thiết bị thu năng lượng từ đêm tối (19.09.2019)
- Tài chính xanh cho năng lượng tái tạo trong ngành công nghiệp Việt Nam (18.09.2019)
- Đề xuất 8 dự án điện mặt trời trên lòng hồ Trị An (17.09.2019)