thiết kế thi công trạm điện tại đồng nai, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại đồng

thiết kế thi công trạm điện tại đồng nai, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại đồng

thiết kế thi công trạm điện tại đồng nai, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại đồng

“Biến” rác thải nhựa không thể tái chế thành điện năng

. Các nhà khoa học từ Đại học Chester (Anh) đã tìm ra giải pháp “biến” các loại rác nhựa không có khả năng tái chế như bao bì thực phẩm hoặc các hạt nhựa thu thập trên bãi biển thành nhiên liệu hydro hoặc điện năng có thể dùng cho ô tô hoặc các hộ gia đình.

Lý do khiến rác nhựa trở thành “ác mộng” đối với toàn nhân loại không chỉ vì chúng ta xả quá nhiều mà còn do rất nhiều trong đó là các loại rác không thể phân hủy được trong môi trường tự nhiên hay thậm chí với công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Giải quyết “ác mộng” rác thải nhựa

Chúng ta đều biết, ống hút, cốc nhựa, bao bì thực phẩm… là những đồ nhựa sử dụng một lần và là loại rác không có khả năng tái chế. Những loại rác này trong tình huống lý tưởng nhất sẽ được thu gom và đưa vào các lò đốt để tránh gây ô nhiễm môi trường khu đông dân cư. Nhưng… thực tế lại không được như chúng ta nghĩ bởi hiện nay loại rác thải nhựa sử dụng một lần đang tràn lan trên khắp hành tinh, từ trong lòng đất, trên các con kênh, sông và biển. Và chúng đang hủy hoại một cách trực tiếp đối với môi trường sống của tất cả các loài sinh vật có trên Trái đất.

Để xử lý vấn đề này, mới đây, các nhà khoa học từ Đại học Chester (Anh) đã tìm ra giải pháp đưa các loại rác thải nhựa không thể tái chế thành nhiên liệu hydro hoặc điện năng có thể dùng cho ô tô hoặc các hộ gia đình. Các chuyên gia cho biết đây là lần đầu tiên họ tìm ra giải pháp để giải quyết toàn bộ rác nhựa mà không để bất kỳ thứ gì sót lại sau đó. Họ hy vọng rằng với việc chuyển nhựa thành một dạng nhiên liệu hydro hoặc điện sẽ chấm dứt được cơn ác mộng rác nhựa hiện nay một cách triệt để. Cụ thể, quy trình lần này bao gồm việc thu thập các mảnh nhựa hoàn toàn không còn công dụng gì nữa. Chúng được cắt thành những dải nhỏ, sau đó nung chảy dưới nhiệt độ 1.000 độ C. Khí sinh ra trong quá trình này sẽ được chuyển thành năng lượng.

 

“Công nghệ này chuyển mọi loại rác nhựa thành khí hydro tổng hợp có chất lượng cao, hàm lượng carbon thấp, sau đó chuyển thành nhiên liệu. Điểm nhấn đặc biệt của nghiên cứu này là sản phẩm phụ của quá trình xử lý rác không thể tái chế này là điện. Điều này có nghĩa, nhựa không chỉ làm nhiên liệu cho ô tô mà còn để thắp sáng cho ngôi nhà của bạn”, Giáo sư Joe Howe, Giám đốc Viện Nghiên cứu Năng lượng Thornton (ĐH Chester) cho biết.

Dự kiến, công nghệ này sẽ sớm được áp dụng tại các nhà máy xử lý rác thải ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á (nơi lượng rác thải nhựa chiếm nhiều nhất thế giới). Tại đây, rác sẽ được mua lại với giá rẻ, nhưng sản phẩm nó tạo ra lại có giá trị lớn và đặc biệt rất quan trọng và tốt đối với môi trường.

Người tiêu dùng thông minh

Thói quen sử dụng túi nilon, các loại đồ gia dụng bằng nhựa gây tác hại lớn với môi trường sống về sau này. Do đó, người tiêu dùng cần thông minh hơn để phân biệt được đâu là sản phẩm túi nilon phân hủy sinh học có ích đối với môi trường.

Trong một công bố mới đây của Nhóm nghiên cứu rác thải biển quốc tế thuộc Đại học Plymouth trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ môi trường khiến không ít người giật mình bởi một túi nhựa được dán nhãn “phân hủy sinh học” vẫn còn nguyên vẹn sau 3 năm tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Do đó, các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu có thể dựa vào các công thức phân hủy sinh học để đưa ra tỷ lệ phân hủy tiên tiến đến mức được gọi là một giải pháp thực tế cho vấn đề rác thải nhựa.

 

Nhân loại đã nhận thức được về ô nhiễm nhựa và tác động của nó đến môi trường dẫn đến sự tăng trưởng cái gọi là “các lựa chọn phân hủy sinh học và có thể phân hủy”. Trong khi đó, vấn đề chủ chốt ở “các sản phẩm gốc thực vật có thể thay thế cho nhựa” mới là điều chúng ta cần quan tâm, bởi nó rất tiện dụng cho các sản phẩm sử dụng một lần và đặc biệt quá trình phân hủy nhanh, chứ không nên tin vào việc sản phẩm đó có được tái chế nhanh hơn để trở lại môi trường tự nhiên như nhiều loại nhựa thông thường hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, có một nhà máy tại Cheshire (Anh) được ứng dụng công nghệ của các nhà khoa học từ Đại học Chester để hoạt động. Các chuyên gia đang hy vọng rằng trong tương lai gần, mỗi 2 tuần sẽ có ít nhất 7.000 ngôi nhà được tận dụng điện từ nhựa thải và 7.000 chiếc ôtô được chạy bằng nhiên liệu hydro. Sau đó, các chuyên gia sẽ liên kết với nhiều nhà sản xuất - như PowerHouse Energy để triển khai mô hình này đến châu Á rồi đi khắp thế giới, đặc biệt là các bãi biển.

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline