Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nga D.A. Medvedev ngày 19/11, trong đó, hai thủ tướng nhất trí thúc đẩy các dự án hợp tác quy mô trọng điểm trên các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực thông tin, công nghệ số, chính phủ điện tử.
Hai bên khẳng định quyết tâm triển khai Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD, hợp tác phát triển hạ tầng giao thông đô thị và đường sắt tại Việt Nam.
Theo đó, Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ hiện đại với các thiết bị tiên tiến, phục vụ cho các lĩnh vực về điện hạt nhân như tính toán, thiết kế, giải quyết các phát sinh trong thực hiện chương trình điện hạt nhân, cải tiến nhiên liệu, quản lý chất thải phóng xạ, sử dụng phóng xạ để triển khai trong các lĩnh vực vật liệu mới…
Bên cạnh đó cũng nhằm xây dựng tiềm lực cho Việt Nam để có thể tiến hành thiết kế, tiếp thu công nghệ lò phản ứng và các thiết bị của nhà máy điện hạt nhân, tiếp thu công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ.
Việc xây dựng trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ, tiến tới tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.
Trước đó, vào tháng 7/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân.
Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Trong đó, Bộ Khoa học và công nghệ được giao chuẩn bị đầu tư dự án có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, thanh toán chi phí thẩm định theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Được biết, ngày 21/11/2011, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký thỏa thuận liên Chính phủ về việc hợp tác xây dựng Trung tâm Khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam, để phục vụ cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và đào tạo nhân lực cho ngành hạt nhân Việt Nam sau này.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Những ý tưởng " độc lạ" về ứng dụng pin mặt trời trên thế giới (20.03.2020)
- Siêu vật liệu graphene mang laị cơ hội mới để thu hoạch năng lượng nhiệt (20.03.2020)
- Công nghệ xanh mới sản xuất điện từ không khí mỏng (26.02.2020)
- Công nghệ pin mặt trời có thể lắp đặt trên mọi bề mặt (26.02.2020)
- Thiết bị phát điện nhờ độ ẩm không khí (19.02.2020)
- Cần trục lưu trữ năng lượng gió và mặt trời (18.02.2020)
- Phát triển nguồn năng lượng mặt trời mới (17.02.2020)
- Tạo ra nguồn điện thắp sáng 100 bóng đèn chỉ với một giọt mưa (17.02.2020)
- Thiết kế đảo ngược giúp tăng 22,3% hiệu suất pin mặt trời (13.02.2020)
- EVN đảm bảo cấp điện mùa khô năm 2020 (11.02.2020)