Tổng chi phí vốn cho năng lượng tái tạo sẽ tăng lên hơn 30 tỉ USD tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020, vượt qua số vốn đầu tư vào thăm dò và sản xuất dầu cũng như khí đốt tự nhiên, công ty tư vấn Rystad Energy cho hay.
Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn quốc sẽ là những điểm đến hàng đầu cho đầu tư ở châu Á.
Rystad tập trung riêng vào Trung Quốc và không tính nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đánh giá. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào năng lượng tái tạo và cũng là một trong những nền kinh tế chi nhiều nhất cho thăm dò dầu và khí đốt.
Theo CNBC, đầu tư vào năng lượng tái tạo đang được chính phủ các nước trong khu vực hỗ trợ thông qua các chính sách, chẳng hạn như ưu đãi cho giá bán năng lượng mặt trời và năng lượng gió vào lưới điện.
"Quan trọng là, hầu hết quốc gia đều đưa năng lượng tái tạo vào nguồn cung năng lượng mục tiêu, với các chính sách hỗ trợ tương ứng", ông Gero Farruggio - người đứng đầu bộ phận năng lượng tái tạo của Rysta cho biết một trong những thay đổi lớn trong ngành năng lượng tái tạo là sự xuất hiện của các công ty dầu và khí đốt hàng đầu với tư cách nhà đầu tư.
"Vào năm 2020, có khả năng các công ty dầu và khí đốt lớn này sẽ là nhà phát triển năng lượng tái tạo chiếm ưu thế ở Australia", ông Farruggio nhận định. Đồng thời, ông nói thêm họ đang xây dựng kho trữ điện lớn, danh mục đầu tư năng lượng mặt trời và năng lượng gió ngoài khơi ở đó.
Người đứng đầu bộ phận năng lượng tái tạo của Rystad cho biết công ty dầu khí Petronas thuộc sở hữu của chính phủ Malaysia và công ty dầu khí đa quốc gia Royal Dutch Shell gần đây cũng có nhiều động thái trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Ấn Độ.
- Cập nhật ban đầu về cung cấp điện cho khách hàng sau bão số 3 (03.08.2019)
- Giải tỏa công suất cho các dự án năng lượng tái tạo (30.07.2019)
- Pin mặt trời mới có thể hóa nhiệt thành ánh sáng để tiếp tục tạo điện, hiệu năng lên được tới 80% (29.07.2019)
- Hộ lắp điện mặt trời được hỗ trợ đến 9 triệu đồng (26.07.2019)
- Tăng đột biến số nạn nhân bị đánh cắp mật khẩu (24.07.2019)
- Doanh nghiệp được gì khi tham gia điều chỉnh phụ tải điện? (24.07.2019)
- EVNHCM : Nâng cấp lưới điện nông thôn thay đổi diện mạo khu vực ngoại thành (24.07.2019)
- Khuyến khích đốt rác phát điện (22.07.2019)
- “Biến” rác thải nhựa không thể tái chế thành điện năng (16.07.2019)
- EVNCPC lên phương án bảo đảm cấp điện ổn định cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 (19.06.2019)