Vật liệu kết hợp Niken và Sulfua được nhóm nghiên cứu Trung Quốc phát triển, có hiệu suất dẫn nhiệt lên tới 200%, biến nhiệt trong vài giây.
Vật liệu NiS liên kết hình lục giác, có khả năng biến nhiệt trong vài giây.
Nhóm nghiên cứu Phòng Vật liệu chức năng và Nghiên cứu thiết bị, Học viện Khoa học và Công nghệ Trung Quốc hoàn thành thử nghiệm tính năng dẫn nhiệt và tự điều chỉnh nhiệt độ trong vật liệu kết hợp Niken và Sulfua (NiS), có liên kết phân tử hình lục giác.
Zhong Yongsheng, chủ nhiệm nghiên cứu cho biết, khoảng 90% năng lượng được hình thành từ việc chuyển tiếp và sử dụng nhiệt. Vì vậy, việc kiểm soát khả năng dẫn nhiệt liên quan trực tiếp đến hiệu suất năng lượng, giảm phát thải, và phát triển bền vững. "Vật liệu siêu dẫn nhiệt với hiệu suất lên tới 200%, cao hơn nhiều so với vật liệu dẫn nhiệt chuyên dụng Nitinol", Zhong nói.
Cụ thể, sau khi tính toán tối ưu cấu trúc dịch chuyển phân tử bên trong, nhóm cho một lượng bạc vào vật lượng NiS, đóng vai trò như lớp đệm chuyển tiếp có tác dụng giải phóng nhiệt và cải thiện độ bền và ổn định khi kết hợp các thành phần. Vật liệu này có thể "nhảy" từ nhiệt độ thấp (có thể là độ âm) lên đến nhiệt độ cao chỉ trong vài giây.
Với ưu điểm dễ tổng hợp, nguyên liệu thô thân thiện với môi trường, vật liệu có tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng, chế tạo pin mặt trời. Khả năng dẫn nhiệt của NiS có thể thay thế một số vật liệu hỗ trợ chuyển hóa và duy trì năng lượng trong pin mặt trời.
Mặc dù tính dẫn nhiệt là yếu tố quyết định hiệu suất của vật liệu pin mặt trời, khả năng dẫn nhiệt đột ngột của vật liệu khiến nhóm nghiên cứu khó kiểm soát dòng nhiệt theo ý muốn. Ông Zhong cho biết, nhóm đang trong quá trình tìm cách điều khiển thời gian chuyển nhiệt của vật liệu này.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Công cụ “Make in Vietnam” giúp nhận diện mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (08.09.2020)
- Công nghệ kháng-pin Mặt Trời có thể tạo ra được điện trong đêm tối (08.09.2020)
- Pin mặt trời siêu mỏng trong công nghệ năng lượng không dây (04.09.2020)
- Khám phá quy trình biến gạch thành pin (01.09.2020)
- Phát minh ra thiết bị quang hợp nhân tạo khồng cần dùng điện (01.09.2020)
- Việt Nam lập Quy hoạch tổng thể năng lượng lần đầu tiên (31.08.2020)
- EVNHCMC đóng điện đường dây 110kV Phú Lâm – Bình Phú (28.08.2020)
- Các Tổng Công ty Điện lực công khai khả năng giải tỏa công suất điện mặt trời mái nhà (28.08.2020)
- Điện mặt trời nông nghiệp không được coi là điện mặt trời mái nhà (26.08.2020)
- Giải pháp năng lượng mặt trời khi màn đêm xuống (24.08.2020)