Các nhà khoa học Nga đã phát triển một vật liệu 2D mới để sản xuất hydro, là cơ sở của năng lượng thay thế. Vật liệu này khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tạo ra các phân tử hydro từ nước ngọt, muối và nước bị ô nhiễm một cách hiệu quả.
Hình minh họa
Hydrogen là một nguồn năng lượng thay thế, do đó, sự phát triển của các công nghệ hydro có thể trở thành một giải pháp cho thách thức năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, có một số vấn đề cần giải quyết, đặc biệt, các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm các phương pháp “xanh” và hiệu quả để sản xuất hydro. Một trong những phương pháp chính là phân hủy nước bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Vật liệu mới này là cấu trúc 3 lớp với độ dày 1 micromet. Lớp dưới là một màng vàng mỏng, lớp thứ hai được làm bằng bạch kim 10 nanomet, lớp thứ ba là một màng gồm các khung kim loại hữu cơ của các hợp chất crom và các phân tử hữu cơ. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng 100cm2 của vật liệu có thể tạo ra 0,5 lít hydro trong một giờ. Đây là một trong những tỷ lệ cao nhất được ghi nhận cho các vật liệu 2D.
- Giải pháp nào cho phát triển điện mặt trời mái nhà (29.06.2022)
- Bật mí những cách tiết kiệm điện đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè (29.06.2022)
- Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chuyển đổi sang năng lượng sạch (15.06.2022)
- Những xu hướng công nghệ mặt trời mang tính điểm nhấn từ năm 2022 (15.06.2022)
- Bến Tre khởi động nhà máy năng lượng xanh hơn 19.000 tỉ đồng (26.05.2022)
- Ứng dụng thành công trí tuệ nhân tạo trong giám sát thiết bị trạm biến áp 220kV (26.05.2022)
- Tình hình cung cấp than cho sản xuất điện còn nhiều khó khăn, EVN kêu gọi tiết kiệm điện (10.05.2022)
- Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện. (06.05.2022)
- EVNNPC: Sẽ đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy phục vụ Sea Games 31 (03.05.2022)
- Ứng dụng Smart EVN đạt Giải Sao Khuê 2022 (26.04.2022)