Sản phẩm hướng tới những đô thị đông đúc, nơi nhu cầu năng lượng đang ngày một tăng ca. Các trang trại điện gió thường được đặt ở những nơi trống trải, chủ yếu là vùng nông thôn và ven biển, để khai thác tối đa sức gió tạo điện, thay vì đặt trong thành phố. Thế nhưng, hai nhà khoa học người Anh mới đây đã tạo ra một tua-bin gió nhỏ gọn trông như một quả bóng chuyền để dùng trong đô thị. Thiết kế độc đáo này đã giúp họ giành Giải thưởng James Dyson năm 2018 của Vương quốc Anh.
Yaseen Noorani và Nicolas Orellana, hai nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Lancaster đang cầm mẫu thiết bị tua-bin gió di động O-Wind của họ, sản phẩm vừa giúp họ giành giải thưởng James Dyson của nước Anh.
Được tạo ra bởi hai nhà phát minh Nicolas Orellana và Yaseen Noorani từ đại học Lancaster, O-Wind Turbine là một khối cầu nhựa nhỏ với với những ống dẫn giúp thu gió từ bất kỳ phương hướng nào.
Thiết bị này thích hợp hơn so với các tua-bin truyền thống trong việc khai thác các cơn gió thường xuyên đổi hướng khi thổi qua các khu vực có nhiều công trình xây dựng.
“Các khu đô thị vốn là những nơi có nhiều gió thổi, tuy nhiên ngày này chúng ta vẫn chưa khai thác được nguồn tài nguyên này”, Orellana cho biết. “Chúng tôi hy vọng rằng O-Wind Turbine có thể cải thiện được công năng sử dụng và mức chi phí cho tua-bin gió của mọi người trên khắp hành tinh.
Bộ đôi nhà phát minh vừa hoàn thành chương trình thạc sỹ Sáng tạo Đổi mới Quốc tế (International Innovation) này cho biết, khối cầu 25 centimet này có thể được lắp vào bề mặt của các toà nhà hay tại các ban công và có thể cung cấp năng lượng xanh cho gia đình hay hoà vào lưới điện.
Tua-bin gió này được lấy cảm hứng từ thiết bị Tumbleweed Rover của Cơ Quan Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) được đưa lên Sao Hỏa. Tumbleweed Rover được thiết kế để tận dụng sức gió từ các hướng trên bề mặt hành tinh này để vừa lăn đi (như loại cỏ lăn ở các sa mạc của Mỹ) vừa tạo ra năng lượng chạy các thiết bị điện tử bên trong.
Nguyên mẫu tua-bin thử nghiệm ở Vịnh Morecambe, Vương quốc Anh
Nicolas Orellana và Yaseen Noorani đã nhận được 2.000 bảng Anh để tiếp tục phát triển sản phẩm. Bước tiếp theo mà họ dự định làm là cho ra mắt các mẫu O-Wind giá rẻ để phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng.
Theo Nicolas Orellana, các tua-bin gió hiện nay đều rất đắt đỏ và thường chỉ có các công ty tư nhân mới có đủ năng lực tài chính để mua. Vì vậy, O-Wind sẽ được làm bằng các vật liệu giá rẻ và bền vững, thí dụ như nhựa tái chế để giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa mà không thay đổi công năng của nó.
Giải thưởng James Dyson sáng lập vào năm 2002 bởi Dyson, nhà phát minh và là một tỷ phú người Anh sinh năm 1947, nhằm trao thưởng hỗ trợ và khích lệ các kỹ sư và nhà phát minh trẻ trong nghiên cứu, sáng tạo kỹ thuật. Giải thưởng mở hằng năm và trao giải ở hai cấp, trong nước Anh và quốc tế.
- Thiết bị lai mới có thể vừa thu và lưu trữ năng lượng mặt trời (25.11.2019)
- Năng lượng tái tạo giúp giảm 80% tác động đến sức khỏe con người (20.11.2019)
- Kết hợp sản xuất nông nghiệp với khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam (19.11.2019)
- Năng lượng địa nhiệt có thể giúp cứu trái đất (18.11.2019)
- EVNNPC: Đảm bảo cấp điện 2 tháng cuối năm 2019 (18.11.2019)
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất (14.11.2019)
- Trụ cột chuyển đổi năng lượng sạch (13.11.2019)
- EVN tăng huy động điện chạy dầu những tháng cuối năm (13.11.2019)
- EVNCPC khẩn trương xử lý sự cố lưới điện sau Bão số 6: Quyết tâm khôi phục cấp điện 100% khách hàng (11.11.2019)
- Thiết kế pin mới lưu trữ tốt hơn cho lưới năng lượng tái tạo (09.11.2019)