Nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, bảo vệ môi trường, TP. HCM xây dựng, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các quy trình, quy định, hướng dẫn, mô hình thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn.
Theo đó, UBND TP.HCM vừa phê duyệt kế hoạch triển khai Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 5/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 trên địa bàn TP HCM.
Mục tiêu của kế hoạch là giảm phát thải khí mê-tan nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải khí mê-tan toàn cầu, đóng góp quốc gia tự quyết định, triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26), giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố.
.jpg)
Đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất; sử dụng bền vững tài nguyên và hiệu quả sử dụng năng lượng; bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn. Nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành và thành phố trong điều hành quản lý phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
Để hiện hóa những mục tiêu trên, TP.HCM xây dựng, hoàn thiện và áp dụng đồng bộ các quy trình, quy định, hướng dẫn, mô hình thu gom, vận chuyển, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; lồng ghép quy hoạch quản lý chất thải vào quy hoạch thành phố.
Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển, xử lý chất thải rắn theo quy định và phù hợp với đặc điểm các khu dân cư tập trung, đô thị, nông thôn và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Lựa chọn, áp dụng rộng rãi công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại; công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng. Tăng cường xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý hiệu quả bùn thải tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung giảm phát thải khí mê-tan.
Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả trong quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải nhằm giảm phát thải khí mê-tan. Chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ giảm phát thải khí mê-tan; chú trọng lan tỏa công nghệ tiên tiến, công nghệ cao từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong việc giảm phát thải khí mê-tan.
Bên cạnh đó là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao năng lực, nhận thức; tăng cường hợp tác song phương, đa phương và huy động nguồn lực đầu tư.
Link gốc bài viết.
- Nghiên cứu phát triển điện hải lưu tại Việt Nam (08.10.2019)
- Sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện và nước sạch (07.10.2019)
- Giới thiệu về tua bin gió ‘không cánh quạt’ (07.10.2019)
- Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng sẽ khởi công vào Quý II/2020 (03.10.2019)
- Phát triển năng lượng thông minh: Ưu tiên chiến lược trong chuyển đổi số quốc gia (03.10.2019)
- Vai trò của các dự án năng lượng tái tạo trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu (02.10.2019)
- Cung cấp nguồn điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam (02.10.2019)
- Vmap: Bản đồ số của người Việt chính thức đi vào hoạt động (01.10.2019)
- Thúc đẩy phát triển các dự án tiết kiệm năng lượng (01.10.2019)
- Khánh thành Nhà máy điện mặt trời Cư Jút (26.09.2019)