Theo Sở Công thương TPHCM, định hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đã được thành phố lồng ghép trong quy hoạch phát triển điện lực thành phố giai đoạn 2016-2025 có xét đến năm 2035.

Pin mặt trời được lắp trên một tòa nhà tại TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG
Theo đó, do hạn chế về quỹ đất, thành phố chủ yếu tập trung theo hướng phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà, với mục tiêu nâng tổng công suất lên 200MW vào năm 2025.
Sau khi triển khai kế hoạch, trên địa bàn thành phố đã có 274 khách hàng lắp đặt điện mặt trời nối lưới với tổng công suất 3,6MW; trong đó có 245/274 khách hàng đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành điện đã được kiểm tra thử nghiệm các yêu cầu kỹ thuật nối lưới và gắn điện kế 2 chiều.
Đây được xem là tín hiệu đáng mừng trong việc kích thích phát triển nguồn năng lượng này trong thời gian tới.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- ‘Kỳ lân’ năng lượng sạch AE Solar xây dựng nhà máy mới tại Thổ Nhĩ Kỳ (28.01.2021)
- Dự kiến triển khai thêm 9 công trình điện cao thế tại Đồng Nai (22.01.2021)
- Pin mặt trời trong suốt (21.01.2021)
- Lượng điện mặt trời cắt giảm năm 2021 sẽ tăng gấp 3,56 lần vì dư thừa (19.01.2021)
- Cửa kính tạo ra điện (12.01.2021)
- Ngành điện năm 2021: Năng lượng tái tạo chiếm xu thế (29.12.2020)
- Tế bào năng lượng mặt trời hỗn hợp mới tăng hiệu quả sử dụng điện và sản xuất điện (29.12.2020)
- Tạo ra điện từ nước thải (25.12.2020)
- Vật liệu tăng thời gian lưu trữ năng lượng mặt trời (24.12.2020)
- Pin mặt trời hữu cơ siêu mỏng vừa hiệu quả lại vừa bền (21.11.2020)