thiết kế thi công trạm điện tại long thành, thiết kế, thi công điện mặt trời tại long thành, thiết

thiết kế thi công trạm điện tại long thành, thiết kế, thi công điện mặt trời tại long thành, thiết

thiết kế thi công trạm điện tại long thành, thiết kế, thi công điện mặt trời tại long thành, thiết

Tiềm năng phát triển điện mặt trời trên hồ chứa thủy lợi

Các hồ thủy lợi đang tạo ra sức hút rất lớn đối với các doanh nghiệp làm điện mặt trời và tuần nào Bộ NN-PTNT cũng nhận được hồ sơ, đơn đề nghị được nghiên cứu triển khai dự án sản xuất điện mặt trời.

 

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp xem các mô hình điện mặt trời trên mặt nước của các doanh doanh nghiệp giới thiệu tại hội nghị

 

Ngày 23/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo “Điện mặt trời tại hồ chứa thủy lợi”. Các đại biểu cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia tiềm năng về phát triển năng lượng mặt trời.

 

Năng lượng mặt trời cung cấp nhiều lợi ích về môi trường và kinh tế xã hội gồm: đa dạng hóa và an ninh cung cấp năng lượng, tiếp cận với năng lượng hiện đại, tăng cường các cơ hội phát triển khu vực và nông thôn, tác động tích cực tới GDP và tạo việc làm. Những lợi ích này đã được chứng minh là quan trọng ở những nước: Đức, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, có mức sử dụng năng lượng tái tạo cao.

 

Tại Việt Nam dự án điện mặt trời sử dụng vùng đất bán ngập của hồ chứa Dầu tiếng có công suất 420 MGW và dự án điện mặt trời nổi trên hồ Đa Mi công suất 47,5 MGW là những dự án điện mặt trời đầu tiên khai thác diện tích đất và vùng mặt nước của hồ chứa để phát điện thương mại. Các dự án này có thuận lợi lớn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, tổ chức xây dựng và đều đã phát điện thương mại lên lưới điện quốc gia an toàn.

 

Khẳng định sự cần thiết khai thác nguồn tài nguyên điện mặt trời trong phát triển năng lượng sạch thay thế năng lượng tự nhiên, các đại biểu cho rằng, việc khai thác điện mặt trời tại hồ chứa thủy lợi sẽ có những lợi thế về mặt bằng, đất đai để khai thác nguồn tài nguyên phong phú này, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

 

Đây cũng là mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển ngành thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, đa nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu không chỉ của ngành mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế – xã hội.

 

Giáo sư Phạm Hồng Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam phân tích: “Chủ trương phát triển điện mặt trời trên các hồ chứa theo tôi rất đúng đắn, bởi vì năng lượng tái tạo hiện nay đang là xu thế dần dần sẽ phát triển và thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như than, phù hợp với lợi ích nhiều mặt, trước hết là giảm thiểu được những tác động về môi trường. Chúng ta hiện có khoảng 6.000 hồ chứa thủy lợi, như vậy việc khai thác tổng hợp các hồ chứa là rất quan trọng. Ngoài nhiệm vụ truyền thống phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, giảm thiệt hại do lũ lụt thì bây giờ trước yêu cầu của sự phát triển của kinh tế – xã hội, chúng ta cần phải khai thác những khía cạnh khác của đối với hồ chứa”.

 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, năng lượng luôn luôn là gốc của phát triển. Phát triển điện mặt trời nói chung và điện mặt trời nổi trên mặt nước nói riêng là phù hợp với xu thế trong bối cảnh mới và theo chỉ đạo chung của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ hướng đến nguồn năng lượng sạch.

 

Theo quy hoạch điện 7 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua riêng về năng lượng sạch gồm: điện gió, điện mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác, phấn đấu điện mặt trời đến năm 2020 là 850 MGW, đến năm 2025 là 4.000 MGW, đến năm 2030 khoảng 8.500 MGW, nhưng đến nay điện mặt trời đạt gần 4. 500 MGW, vượt mục tiêu của năm 2025 theo quy hoạch điện 7 đề ra.

 

Đây là tín hiệu đáng mừng trong phát triển nguồn năng lượng sạch, bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, lượng bức xạ nhiệt ở Việt Nam đứng hàng đầu thế giới. Đây là tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng sạch, trong đó có năng lượng mặt trời.

 

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cũng lưu ý, đảm bảo việc triển khai hiệu quả điện mặt trời trên các hồ chứa thủy lợi, cần có những xem xét, tính toán cụ thể đối với những hồ chứa đủ điều kiện để triển khai. Đồng thời có các tiêu chí, quy định khi triển khai điện mặt trời phải đảm bảo an toàn về môi trường, hiệu quả cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trong quản lý, vận hành và khai thác các công trình hồ chứa thủy lợi.

 

“Hội thảo đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu đầu tiên sẽ đưa ra những tiêu chuẩn, ít nhất cũng là có những khuyến cáo mang tính chất định hướng cho các đơn vị, địa phương mà đang trực tiếp quản lý các hồ chứa thủy lợi. Khuyến cáo ở đây nhằm đến mục tiêu loại hồ nào dứt khoát không phát triển điện mặt trời, loại hồ nào thì được phép nhưng được phép đến đâu, cách thức ra làm sao, các quy định của nó thế nào. Đây là những vấn đề rất mới lần đầu tiên ở Việt Nam nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cố gắng trong năm nay sẽ ban hành những văn bản hướng dẫn”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

 

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline