thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

Thị trường bán lẻ điện Singapore, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Như chúng ta đều biết, thị trường phát điện cạnh tranh của Việt Nam đã đi vào vận hành chính thức, còn đề án thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được các đơn vị có trách nhiệm xây dựng để trình Chính phủ. Hướng tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam trong thời gian sắp tới, Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu về mô hình thị trường bán lẻ điện của Singapore - một trong những quốc gia có thị trường điện sớm nhất trong khu vực ASEAN (được hình thành cách đây 21 năm) để bạn đọc cùng tham khảo. 

Thị trường điện cạnh tranh Singapore đã có quá trình hình thành trong 10 năm (từ năm 1998 đến năm 2008) để có thể vận hành như ngày hôm nay. Lịch sử hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh của Singapore là những bước đi thận trọng, phù hợp và có lộ trình rõ ràng.

Thời kỳ đầu của hệ thống điện Singapore, tất cả mọi khâu từ phát điện, truyền tải, phân phối đều do Temarsek nắm giữ (hay nói cách khác là Chính phủ độc quyền). Đến năm 1998 - 1999, Chính phủ Singapore tách dần các khâu ra khỏi Temarsek và giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn tại các tổng công ty, mở đường cho thị trường điện cạnh tranh hình thành và phát triển.

Còn ở Việt Nam hiện nay, theo Quyết định 63/2013/QĐ-TTg ngày 8/11/2013, thị trường điện được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: Thị trường phát điện cạnh tranh (năm 2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (thí điểm từ năm 2015-2016 và hoàn chỉnh từ năm 2017-2021), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (từ năm 2021 - 2023) và thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ sau năm 2023).

Nhìn lại thị trường điện cạnh tranh Việt Nam, bước đầu đã được hình thành khi thị trường phát điện cạnh tranh được thử nghiệm và vận hành từ năm 2014. Việt Nam đã thực hiện tách bạch các khâu: Phát điện, truyền tải, phân phối. Ba tổng công ty phát điện 1,2,3 (EVNGENCO 1, 2, 3) đã và đang được thực hiện từng bước cổ phần hóa.

Có thể nhận thấy, những bước phát triển thị trường điện của Việt Nam có những nét tương đồng với việc hình thành và phát triển của thị trường điện Singapore.

Cấu trúc thị trường bán buôn - bán lẻ điện Singapore được mô tả trong hình dưới đây:

 

Hiện nay, toàn bộ thị trường điện Singapore do Cơ quan điều tiết quản lý thị trường Năng lượng EMA (Energy Market Authority) là đơn vị trực thuộc dưới quyền của Bộ Công Thương Singapore, trực tiếp giám sát, quản lý các hoạt động điện lực. Các khâu: Phát điện, truyền tải, vận hành thị trường điện, bán lẻ, phân phối điện được tách bạch và thực hiện bởi các đơn vị khác nhau.

Trực thuộc quản lý của EMA có hai tổng công ty nhằm đảm bảo Chính phủ nắm giữ độc quyền về truyền tải cũng như an ninh hệ thống:

1/ Công ty vận hành hệ thống điện (PSO) là một đơn vị của Chính phủ quản lý (trực thuộc PSO), chịu trách nhiệm cung cấp điện năng ổn định và an ninh hệ thống.

2/ Công ty lưới điện quốc gia (SP Power Assets) sở hữu toàn bộ lưới điện Singapore, có chức năng vận hành vào bảo dưỡng lưới điện. Trong SP có 2 công ty trực thuộc:

- SP service chuyên quản lý hệ thống lưới điện phân phối, điều hành hệ thống phân phối cho các đơn vị bán lẻ điện.

- Đơn vị cung cấp các dịch vụ cho thị trường (MSSL) bao gồm: (i) thanh toán với khách hàng; (ii) đọc công tơ và quản lý dữ liệu đo đếm; (iii) cung cấp các dịch vụ cho khách hàng mới; (iv) lập hóa đơn và thanh toán phí truyền tải; (v) bán điện cho các khách hàng nhỏ và gián tiếp bán điện cho khách hàng lớn.

3/ Công ty vận hành thị trường điện EMC (Energy Market Company) là một công ty cổ phần. Tuy nhiên, đến năm 2019, Trung tâm giao dịch chứng khoán Singapore - SGX sở hữu 100% cổ phần, EMA không còn tham gia quản lý EMC. EMC được cấp phép thực hiện các chức năng điều hành thị trường điện Singapore. EMC tương tự như một sàn giao dịch điện năng và giao dịch hợp đồng thị trường điện, cung cấp các hệ thống CNTT phục vụ giao dịch và quản lý thị trường điện.

4/ Các công ty phân phối (đơn vị bán lẻ điện - Retailer) thực hiện chức năng bán điện cho các khách hàng (bao gồm cả khách hàng lớn thông qua sàn giao dịch hợp đồng) và các khách hàng lẻ, hộ tiêu dùng cá nhân. Hiện tại thị trường bán lẻ Singapore có 27 đơn vị bán lẻ điện được cấp phép để cung cấp điện cho khách hàng, trong đó có nhiều đơn vị sở hữu nhà máy điện được gọi là Gentailer, các đơn vị khác chỉ ký hợp đồng mua điện từ các nhà máy và bán lại cho người tiêu dùng.

Những đặc điểm nổi bật thị trường điện của Singapore:

Thứ nhất: Chính phủ tiếp tục nắm độc quyền về lưới truyền tải và lưới phân phối thông qua Tổng công ty Lưới điện Quốc gia Singapore (SP group), thu một mức phí cố định với phí truyền tải và phí phân phối.

Thứ hai: Chính phủ tiếp tục nắm giữ một phần phân phối bán lẻ điện thông qua một công ty cung cấp dịch vụ điện năng.

Thứ ba: Các công ty tham gia thị trường có thể thực hiện cả khâu phát điện, phân phối và bán lẻ trực tiếp tới khách hàng.

Cấu trúc thị trường điện Singapore được hình thành bởi thị trường bán buôn và thị trường bán lẻ. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta xét đến nhưng yếu tố của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Singapore, để có thể từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc hình thành và phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh của Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2017, Singapore có khoảng 27 đơn vị kinh doanh bán lẻ điện hoạt động, trong đó Công ty MSSL (đơn vị cung cấp các dịch vụ cho thị trường) là đơn vị bán lẻ mặc định, chỉ bán điện cho các khách hàng không tham gia thị trường bán lẻ điện theo biểu giá do nhà nước quy định, không tham gia cạnh tranh với các đơn vị bán lẻ điện khác.

Bắt đầu từ tháng 11/2018, Singapore bắt đầu triển khai thử nghiệm thị trường điện bán lẻ cho các khách hàng nhỏ trên 4 vùng trong cả nước và chính thức vận hành thị trường điện bán lẻ hoàn chỉnh từ tháng 5/2019 (Open Energy Market - OEM). Trong đó tất cả các khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn:

 

Hiện tại, khoảng 76% khách hàng dùng điện của Singapore (chủ yếu là các đối tượng khách hàng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải) là các đơn vị trực tiếp mua điện từ thị trường (trực tiếp, hoặc thông qua đơn vị bán lẻ). Phụ tải còn lại là hộ tiêu dùng, thương mại... chiếm 24% là các khách hàng không trực tiếp thanh toán trên thị trường. 60% đã chuyển đổi mua điện từ thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh (OEM) của các đơn vị bán lẻ điện theo các gói. 40% vẫn mua từ Tập đoàn Điện lực Singapore theo giá điều tiết của nhà nước.

 

Thời gian để xây dựng thị trường này của Singapore mất 21 năm từ năm 1998 đến 2019. Có thể nhận thấy một số yếu tố chính của thị trường điện bán lẻ cạnh tranh Singapore:

Thứ nhất: Khách hàng có nhiều lựa chọn về các phương án giá và các đơn vị phân phối khác nhau:

 

Thứ hai: Chất lượng điện năng và độ tin cập cung cấp điện luôn được đảm bảo cho khách hàng kể cả khi chuyển đổi sang đơn vị bán lẻ điện khác, do việc vận hành lưới điện và cấp điện đến khách hàng tiêu thụ điện vẫn do SP Group (01 đơn vị độc lập với các bên) đảm nhận.

Thứ ba: Linh hoạt trong biểu giá điện. Các gói dịch vụ của đơn vị bán lẻ điện có thể được chia thành 2 nhóm: Biểu giá điện được chuẩn hóa và biểu giá điện phi chuẩn hóa. Các loại hình biểu giá điện được chuẩn hóa bao gồm:

1/ Mức giá điện cố định (ví dụ 20 cents/kWh) trong toàn bộ khoảng thời gian bán điện cho khách hàng theo hợp đồng đã ký.

2/ Tính chiết khấu theo biểu giá bán lẻ điều tiết: Giá bán điện cho khách hàng được chiết khấu giảm (ví dụ: khoảng 5%) so với mức giá bán lẻ điều tiết do Ủy ban Điều tiết Năng lượng Singapore phê duyệt hàng quý.

3/ Biểu giá cao - thấp điểm: Mức giá điện thay đổi theo các chu kỳ (ví dụ: 25 cents/kWh trong các giờ cao điểm từ 08h00 đến 20h00 và 15 cents/kWh trong các chu kỳ thấp điểm còn lại).

Thứ tư: Singapore không đưa các thành phần trợ giá, bù giá vào trong giá điện, nhằm mục đích định giá điện chính xác, đầy đủ và khuyến khích sử dụng điện hiệu quả và tránh lãng phí.

Thứ năm: Các chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng:

1/ Việc tham gia vào thị trường điện mở (OEM) là không bắt buộc.

2/ Khách hàng sẽ không phải đối mặt với sự gián đoạn cung cấp điện nào khi thay đổi đơn vị bán lẻ điện.

3/ Các tranh chấp giữa khách hàng và đơn vị bán lẻ nếu không được hòa giải sẽ được xử lý bởi một tổ chức trung gian.

Những kinh nghiệm thực tiễn về vận hành của thị trường điện Singapore trên cơ sở những yếu tố đặc thù về lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối... cũng rất đáng xem xét để chuẩn bị cho triển khai thị trường bán lẻ điện của Việt Nam. Việc tách bạch phạm vi hoạt động phân phối điện và hoạt động kinh doanh bán lẻ điện trong các tổng công ty điện lực, tách bạch chi phí khâu phân phối điện và khâu kinh doanh bán lẻ điện, tách bạch chi phí thành phần công ích là những vấn đề còn có cơ chế quản lý, hệ thống pháp lý để phân định nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho thị trường. Các quyết định về giá bán lẻ điện sẽ trở nên minh bạch và được quyết định do cung cầu thị trường.

A Nam - Theo Năng lượng Việt Nam

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline