“Thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương (APMEC) sẽ giúp công nghệ pin mặt mặt trời màng mỏng của Hanergy được ứng dụng tại Việt Nam. Sử dụng tấm pin mặt trời màng mỏng vừa giúp tiết kiệm điện vừa mang lại hiệu quả cao”.
Tại Hội thảo Dự án thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương (APMEC) được tổ chức tại Hà Nội mới đây, Tập đoàn T&T Group cho biết, sẽ xây dựng Dự án thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam với quy mô 1.000 ha sẽ được chia thành 03 giai đoạn. Dự kiến, Tập đoàn T&T Group sẽ phối hợp cùng Tập đoàn Hanergy để triển khai dự án này.
Ông Gao Jun, phó Chủ tịch Tập đoàn Hanergy cho biết: “Thành phố công nghệ cao năng lượng di động Châu Á – Thái Bình Dương (APMEC) sẽ giúp công nghệ pin mặt mặt trời màng mỏng của Hanergy được ứng dụng tại Việt Nam. Sử dụng tấm pin mặt trời màng mỏng vừa giúp tiết kiệm điện vừa mang lại hiệu quả cao”.
Đáng nói, theo ông Jun, mục tiêu của APMEC là muốn tạo việc làm cho người lao động Việt Nam và cải thiện mức thu nhập cho họ.
Các chuyên gia tại Hội thảo đánh giá cao chủ trương phát triển các thành phố, đô thị công nghệ cao thông minh, bền vững của Chính phủ Việt Nam, đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. “Việc xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh sẽ có khả năng tạo ra giải pháp đột phá trong việc giải quyết bài toán đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam như hiện nay. Kéo theo đó sẽ là quản lý tốt công tác quy hoạch, cung cấp hiệu quả nhất các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đô thị, giảm thiểu tác động bất lợi tới môi trường và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại chính nơi mình sinh sống”, một chuyên gia đến từ Nhật nhận định.
- Những ý tưởng " độc lạ" về ứng dụng pin mặt trời trên thế giới (20.03.2020)
- Siêu vật liệu graphene mang laị cơ hội mới để thu hoạch năng lượng nhiệt (20.03.2020)
- Công nghệ xanh mới sản xuất điện từ không khí mỏng (26.02.2020)
- Công nghệ pin mặt trời có thể lắp đặt trên mọi bề mặt (26.02.2020)
- Thiết bị phát điện nhờ độ ẩm không khí (19.02.2020)
- Cần trục lưu trữ năng lượng gió và mặt trời (18.02.2020)
- Phát triển nguồn năng lượng mặt trời mới (17.02.2020)
- Tạo ra nguồn điện thắp sáng 100 bóng đèn chỉ với một giọt mưa (17.02.2020)
- Thiết kế đảo ngược giúp tăng 22,3% hiệu suất pin mặt trời (13.02.2020)
- EVN đảm bảo cấp điện mùa khô năm 2020 (11.02.2020)