Việc khai thác năng lượng mặt trời để sản xuất điện đang được các tỉnh trong khu vực tích cực triển khai. Tây Nguyên được coi là vùng đất có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời với số giờ nắng lên tới 2000-2.600 giờ/năm. Việc khai thác năng lượng mặt trời để sản xuất điện đang được các tỉnh trong khu vực tích cực triển khai.
Các công nhân trên công trình đang đẩy nhanh tiến độ lắp ráp các tấm pin năng lượng mặt trời
đảm bảo dự án hoàn thành theo cam kết với chủ đầu tư
Những ngày này, trên công trường Nhà máy Điện mặt trời Krông Pa, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai vang tiếng xe, tiếng máy với không khí rất khẩn trương. Ông Trần Thanh Bảo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý dự án Điện mặt trời Krông Pa, Công ty cổ phần Điện Gia Lai, cho biết Nhà máy có công suất dự kiến 49MW và sản lượng điện là 103triệu KWh/năm, đang trong giai đoạn thi công gấp rút và sẽ hoàn thành, hòa lưới điện trong tháng 11 này, sau 8 tháng thi công: “Chúng tôi lựa chọn vùng Krông Pa vì vùng này có số giờ nắng cao và bức xạ rất tốt cho dự án điện năng lượng mặt trời. Thứ 2 là chính quyền địa phương rất ủng hộ và tạo điều kiện cho dự án này”.
Theo ông Tạ Chí Khanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa, đất đai trong huyện đa số là cằn cỗi, sỏi đá, khó canh tác nông nghiệp, nhưng số giờ nắng lại lên đến hơn 2.600 giờ/năm và nền nhiệt độ ở quanh vùng cũng khá cao, với mức bình quân là 25oC, nhiều thời điểm ở mức 40oC. Với điều kiện này, các dự án điện mặt trời được nhận định sẽ đạt hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường: “Với tiềm năng của huyện Krông Pa, hiện nay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép 17 nhà đầu tư khảo sát 19 vị trí để thực hiện dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.000 MW. Đây là tiềm năng lớn góp phần phát triển năng lượng tái tạo chung của quốc gia, cũng là tiền đề để huyện Krông Pa tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ việc giảm giá trị của ngành nông nghiệp, tăng giá trị ngành công nghiệp trong giai đoạn tới".
Theo ông Tạ Chí Khanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa, đất đai trong huyện đa số là cằn cỗi, sỏi đá, khó canh tác nông nghiệp, nhưng số giờ nắng lại lên đến hơn 2.600 giờ/năm và nền nhiệt độ ở quanh vùng cũng khá cao, với mức bình quân là 25oC, nhiều thời điểm ở mức 40oC. Với điều kiện này, các dự án điện mặt trời được nhận định sẽ đạt hiệu quả cả về kinh tế lẫn môi trường: “Với tiềm năng của huyện Krông Pa, hiện nay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép 17 nhà đầu tư khảo sát 19 vị trí để thực hiện dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.000 MW. Đây là tiềm năng lớn góp phần phát triển năng lượng tái tạo chung của quốc gia, cũng là tiền đề để huyện Krông Pa tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ việc giảm giá trị của ngành nông nghiệp, tăng giá trị ngành công nghiệp trong giai đoạn tới".
Đến thời điểm hiện tại, tiến độ thi công Dự án nhà máy điện mặt trời Krông Pa đã hoàn thành trên 70%.
Gia Lai là một trong những tỉnh tiên phong triển khai các dự án khai thác năng lượng tái tạo, trong đó có các dự án điện mặt trời. Ông Hồ Phước Thành, Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai, cho biết đến thời điểm này, đã có 23 nhà đầu tư đăng ký 33 dự án điện mặt trời với tổng công suất gần 4.000 MW.
Trong đó, có 11 nhà đầu tư đã được tỉnh đề nghị Bộ Công thương bổ sung quy hoạch và có 2 dự án đã được phê duyệt, triển khai. Xác định đây là định hướng chiến lược trong khai thác nguồn năng lượng tái tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, cùng với các chính sách của nhà nước về ưu đãi, tỉnh cũng có nhiều chính sách để khuyến khích, thu hút các dự án này. Các thủ tục hành chính được rút gọn, việc giải phóng mặt bằng được chính quyền đồng hành với doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ: “Các nhà đầu tư vào nhanh và nhiều và quyết liệt là do nhiều yếu tố, trong đó có việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, cũng như sự giúp đỡ của chính quyền các cấp cho các nhà đầu tư.
Hiện nay, chúng tôi đồng hành với doanh nghiệp trong nhiều bước, có những bước chúng tôi làm đồng thời giúp cho doanh nghiệp rút ngắn thời gian.”
Không khí thải, không chất thải và còn sử dụng nguồn năng lượng tái tạo vô tận, các dự án điện năng lượng mặt trời tại Gia Lai được kỳ vọng sẽ mang lại những đổi thay lớn cho ngành công nghiệp ở địa phương.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Việt Nam sẽ có Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân 350 triệu USD (22.11.2018)
- Phú Yên: Gần 5000 họ dân bị ảnh hưởng lốc xoáy đã có điện trở lại (22.11.2018)
- EVN đẩy nhanh tiến độ dự án cấp điện trong năm 2019 (21.11.2018)
- EVN đề xuất cấm sản xuất, tiêu thụ bóng đèn tròn (21.11.2018)
- PC Khánh Hòa: Nhanh chóng khắc phục lưới điện sau bão số 8 (20.11.2018)
- Mành cửa sổ kiêm pin năng lượng mặt trời (19.11.2018)
- Năng lượng sạch hút vốn ngân hàng (19.11.2018)
- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cho các dự án năng lượng sạch (19.11.2018)
- Siêu vật liệu dán cửa kính giúp tiết kiệm hàng triệu đô tiền điện (19.11.2018)
- Chế tạo phân tử có thể lưu trữ năng lượng mặt trời trong 18 năm (19.11.2018)