Việc thiết kế pin năng lượng mặt trời dẻo sẽ giúp mở rộng được diện tích tích hợp pin hơn, cũng như năng cao mức lưu trữ.
Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghệ ngày càng tuyệt vời với những công nghệ tiện dụng nhất đang được phát triển như màn hình dẻo linh hoạt, thiết bị đeo nhỏ gọn và thông minh hay những chiếc kính thực tế ảo có thiết kế đơn giản hơn.
Những xu hướng công nghệ này giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, nhưng bên cạnh sự phát triển vượt bậc của công nghệ, có một yếu tố quan trọng mà trong nhiều năm qua nó vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đó là pin. Các thiết bị có tiên tiến đến mấy thì vẫn phải cần pin, và để cải thiện mức cung cấp năng lượng của pin là điều không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với một số thiết bị có kích thước nhỏ như smartwatch.
Theo Phonearena, các nhà khoa học tại Riken ở Nhật Bản với các cộng tác viên của Đại học Tokyo, Đại học California, Synchrotron Úc và Đại học Monash, đã tạo ra một pin mặt trời linh hoạt mới mỏng hơn 10 lần so với tóc người. Đây được coi như là giải pháp ban đầu cứu cánh cho những loại smartwatch có thiết kế nhỏ gọn, nhưng vẫn đảm bảo được thời gian sử dụng lâu dài.
Theo tiến sĩ Wenchao Huang, Nghiên cứu viên của Đại học Monash Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu chia sẻ, pin mặt trời siêu linh hoạt mới có thể chuyển đổi năng lượng, tính chất cơ học và duy trì sự ổn định. Đội ngũ nghiên cứu của ông hứa hẹn đây sẽ là nguồn năng lượng cho các thiết bị đeo thông minh trong tương lai.
Pin mặt trời mới có thể tạo ra 9,9 watt/gram và có thể hoạt động liên tục hơn 20.000 giờ (khoảng 2,5 năm). Hơn nữa, với độ dày khoảng 3 micromet, sản phẩm mới này có thể được sử dụng để sạc pin trong nhiều công nghệ trong tương lai như smartwatch, thiết bị IoT (Internet of Things) và cảm biến sinh học.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Wenchao Huang cho rằng mọi người phải đợi ít nhất một vài năm để đội ngũ của ông hoàn thành sản phẩm. Sau đó, pin năng lượng mặt trời có thể tiến hành sản xuất đồng loạt và ra mắt toàn cầu.
- Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện (12.12.2019)
- 5 giải pháp tái tạo năng lượng có lợi cho nhà ở Việt Nam (09.12.2019)
- Áo phông sử dụng nhiệt cơ thể tạo ra điện đốt sáng được đèn LED (09.12.2019)
- Chuẩn bị hạ tầng để phục vụ đấu thầu các dự án điện mặt trời (09.12.2019)
- Làm điện gió ngoài khơi: Lợi ích đi cùng lợi thế (07.12.2019)
- Việt Nam đảm bảo năng lượng bền vững (04.12.2019)
- Phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Điểm nghẽn và giải pháp (04.12.2019)
- Tuần lễ lưới điện thông minh 2019 tại Việt Nam có gì? (27.11.2019)
- Nano bạch kim – niken cho khả năng lưu trữ điện bằng hydro (26.11.2019)
- Thiết bị lai mới có thể vừa thu và lưu trữ năng lượng mặt trời (25.11.2019)