thiết kế thi công trạm điện ở biên hòa, đồng nai, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng ở

thiết kế thi công trạm điện ở biên hòa, đồng nai, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng ở

thiết kế thi công trạm điện ở biên hòa, đồng nai, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng ở

Sắp có cơ chế mới khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời
Bộ Công Thương đã tổ chức soạn thảo và đang lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

Quyết định này khi được ban hành dự kiến sẽ thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam để áp dụng sau tháng 6 năm 2019.

Bổ sung vào quy hoạch dự án điện mặt trời nối lưới nhỏ hơn 50 MWp

Theo dự thảo, phát triển các dự án điện mặt trời nối lưới được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực. Các dự án điện mặt trời nối lưới công suất trên 50 MWp chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực phải được thực hiện thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực.  Bộ Công Thương phê duyệt, bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực các dự án điện mặt trời có công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50 MWp chưa có trong Quy hoạch phát triển điện lực.

Phát triển các dự án điện mặt trời nối lưới được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực

 

Việc đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời nối lưới được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và các quy định liên quan khác.  Thiết bị chính của dự án điện mặt trời nối lưới phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về điện mặt trời; chất lượng điện của dự án điện mặt trời phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về điện áp, tần số và các yêu cầu khác liên quan theo quy định hiện hành.  Bên bán điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt thiết bị đo đếm điện năng; tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện năng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng dự án điện mặt trời nối lưới có trách nhiệm lắp đặt các thiết bị điện mặt trời phải bảo đảm an toàn về kết cấu, an toàn về công trình theo các quy định hiện hành.

Bên bán điện chịu trách nhiệm đầu tư, vận hành và bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của Bên bán điện tới điểm đấu nối với lưới điện của Bên mua điện. Điểm đấu nối do Bên bán điện và Bên mua điện thỏa thuận theo nguyên tắc là điểm đấu nối gần nhất vào lưới điện hiện có của Bên mua điện, đảm bảo truyền tải công suất nhà máy điện của Bên bán điện, phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Trường hợp điểm đấu nối khác với điểm đặt thiết bị đo đếm, Bên bán điện chịu phần tổn thất điện năng trên đường dây đấu nối và tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy.

Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời

Theo dự thảo, bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các dự án điện mặt trời nối lưới, mái nhà trong điều kiện lưới điện cho phép; ưu tiên khai thác toàn bộ công suất, điện năng phát của các dự án điện mặt trời đưa vào vận hành thương mại.

Việc mua bán điện được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán điện  mặt trời nối lưới, mái nhà thời hạn của hợp đồng mua bán điện đối với các dự án điện mặt trời nối lưới là 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau 20 năm, hai bên có thể gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giá mua điện từ dự án điện mặt trời mái nhà theo mô hình mua bán điện trực tiếp

 

Giá mua điện của các dự án điện mặt trời tại điểm giao nhận điện tại Phụ lục 1. Giá mua điện này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của đồng đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh) theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối cùng của năm trước để tính tiền điện thanh toán cho năm tiếp theo.   Giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới chỉ áp dụng cho các dự án có hiệu suất của tế bào quang điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.

Giá mua điện từ dự án điện mặt trời mái nhà mô hình Hộ kinh doanh bán điện, Hộ tiêu thụ điện và mô hình mua bán điện trung gian như tại Biểu giá mua điện của các dự án điện mặt trời nối lưới tại điểm giao nhận điện tại Phụ lục 1. Giá mua điện này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, được điều chỉnh theo biến động của đồng đô la Mỹ (tính tương đương UScents/kWh) theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày cuối cùng của năm trước để tính tiền điện thanh toán cho năm tiếp theo.

 

 Giá mua điện từ dự án điện mặt trời mái nhà theo mô hình mua bán điện trực tiếp: các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động mua bán điện tự thỏa thuận giá mua điện và hợp đồng mua điện phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với mô hình mua bán điện trung gian, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện có trách nhiệm phối hợp với EVN ghi số điện bán từ dự án điện mặt trời lên lưới thông qua công tơ hai chiều. EVN thực hiện thanh toán điện trực tiếp cho các cá nhân, tổ chức đầu tư và bán điện mặt trời. 

Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời nêu tại khoản 1 Điều này được tính toán và đưa đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline