Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng carbon thấp, có ý nghĩa rất quan trọng để giảm lượng khí thải carbon.
Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng carbon thấp, có ý nghĩa rất quan trọng để giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, để phát triển năng lượng hạt nhân thành nguồn năng lượng trong tương lai cần phải cải thiện chi phí vận hành và bảo trì (O&M) trong các thế hệ lò phản ứng tiên tiến. Dự án Nghiên cứu Năng lượng Tiên tiến của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (ARPA-E) đã thành lập chương trình “Sản xuất điện từ hạt nhân thông minh” (GEMINA) để hiện thực hóa điều này. Thông qua gói tài trợ 27 triệu đô la, các nhóm nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts tham gia GEMINA đang tăng tốc nghiên cứu phát triển các công nghệ kỹ thuật số mới giúp giảm chi phí O&M một cách hiệu quả và bền vững, cho phép công nghệ hạt nhân thích nghi tốt hơn với các điều kiện của thị trường năng lượng.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong mô phỏng độ chính xác cao, các nhà nghiên cứu đã phát triển bản sao lò phản ứng kỹ thuật số. Mục tiêu là áp dụng trí tuệ nhân tạo, các hệ thống điều khiển tiên tiến, bảo trì dự đoán và phát hiện lỗi dựa trên mô hình bên trong các bản sao kỹ thuật số để đưa ra chi phí vận hành và bảo trì cơ bản cho các nhà máy điện hạt nhân tiên tiến; mang đến cơ hội đưa ra các phương pháp bảo trì có tính dự báo trước, có thể giúp giảm đáng kể chi phí vận hành của các tổ hợp nhà máy điện hạt nhân.
- Năng lượng tái tạo giúp giảm 80% tác động đến sức khỏe con người (20.11.2019)
- Kết hợp sản xuất nông nghiệp với khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam (19.11.2019)
- Năng lượng địa nhiệt có thể giúp cứu trái đất (18.11.2019)
- EVNNPC: Đảm bảo cấp điện 2 tháng cuối năm 2019 (18.11.2019)
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất (14.11.2019)
- Trụ cột chuyển đổi năng lượng sạch (13.11.2019)
- EVN tăng huy động điện chạy dầu những tháng cuối năm (13.11.2019)
- EVNCPC khẩn trương xử lý sự cố lưới điện sau Bão số 6: Quyết tâm khôi phục cấp điện 100% khách hàng (11.11.2019)
- Thiết kế pin mới lưu trữ tốt hơn cho lưới năng lượng tái tạo (09.11.2019)
- Dự án điện mặt trời Đa Mi sử dụng phao nổi " Made in Việt Nam" (09.11.2019)