xây lắp điện tại biên hòa, đồng nai, xây dựng điện tại biên hòa, đồng nai, nhà thầu điện tại biên hò

xây lắp điện tại biên hòa, đồng nai, xây dựng điện tại biên hòa, đồng nai, nhà thầu điện tại biên hò

xây lắp điện tại biên hòa, đồng nai, xây dựng điện tại biên hòa, đồng nai, nhà thầu điện tại biên hò

Ngành điện lo đội chi phí sản xuất do giá than tăng

 Ngành điện đang có lý do để đề xuất tăng giá điện trong năm 2019. Theo EVN, chi phí sản xuất điện sẽ tăng do TKV điều chỉnh tăng giá bán than sản xuất trong nước và than trộn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giá bán than cho điện đã được Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc đề xuất điều chỉnh tăng từ đầu tháng 1/2019. Giá than trộn từ than nhập khẩu và than sản xuất trong nước của hai đơn vị cao hơn từ 11 - 15% tùy loại, tương đương mức tăng từ 188.000 - 273.000 đồng/tấn.

Theo tính toán của EVN, với tổng cộng gần 26 triệu tấn than dự kiến mua từ 2 đơn vị trên, bao gồm 19 triệu tấn than sản xuất trong nước và hơn 6,8 triệu tấn than trộn từ than nhập khẩu, chi phí mua than cho sản xuất điện năm 2019 sẽ tăng thêm khoảng 5.500 tỷ đồng.

Trong đó, ngoài mức tăng do giá mua than loại thông thường tăng từ đầu năm thì chi phí mua điện tăng do tăng giá than trộn tăng khoảng 1.498,06 tỷ đồng, bao gồm chi phí mua than trộn do TKV cung cấp tăng giá là 1.062,89 tỷ đồng, mức tăng từ than trộn do Tổng công ty Đông Bắc cung cấp ước khoảng 435,17 tỷ đồng.

Với lý do này, trên cơ sở tình hình sản xuất điện và khả năng cung ứng than cho sản xuất điện năm 2019, EVN kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phép Tập đoàn cùng các đơn vị thành viên được sử dụng các loại than pha trộn giữa than nhập khẩu và than sản xuất trong nước do TKV và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện, với khối lượng và các mức giá do TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã đề xuất.

Đồng thời, EVN đề xuất cho phép tính giá than trộn bao gồm cả chi phí gia tăng là chi phí hợp lý, hợp lệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh điện của EVN và các đơn vị thành viên trong năm nay.

Cũng vì lý do giá than tăng nên EVN kiến nghị cho phép các nhà máy điện được điều chỉnh giá bán điện trong hợp đồng mua bán điện và tham gia thị trường điện do sử dụng than trộn và được tính toán cập nhật vào giá điện bình quân trong năm 2019.

Giá điện có chính thức được đề xuất điều chỉnh tăng hay không và khả năng tăng như thế nào, tăng vào thời điểm nào hiện chưa rõ ràng, khi EVN chưa có kịch bản đề xuất cụ thể. Tuy nhiên, việc báo cáo công bố chi phí gia tăng và xin phép hợp thức hóa chi phí gia tăng vào giá thành sản xuất điện đang là bước đệm dọn đường để EVN chuẩn bị cho kịch bản điều chỉnh giá điện sắp tới.

Trên thực tế, trong báo cáo tình hình sản xuất - kinh doanh năm 2018, ông Nguyễn Tài Anh, Phó tổng giám đốc EVN cho biết, cùng với sự biến động về tỷ giá thì giá dầu và giá than nhập khẩu là những yếu tố chính khiến một số chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng cao, đồng thời khiến chi phí mua điện của Tập đoàn tăng 7.011 tỷ đồng so với dự toán.

Đại diện EVN còn bày tỏ lo ngại nguy cơ thiếu điện trong năm 2019 do nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng cao, trong khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện.

Theo số liệu dự tính của EVN, dự kiến tổng sản lượng điện bao gồm cả sản xuất và mua của toàn hệ thống năm 2019 là 232,5 tỷ kWh, tăng 9,2% so với năm 2018, trong đó dự kiến lượng điện sản xuất và mua từ các nhà máy nhiệt điện than khoảng 116,23 tỷ kWh, chiếm hơn 50% tổng lượng điện sản xuất, cao hơn năm 2018 khoảng 26 tỷ kWh.

Trong khi đó, việc đảm bảo nhiên liệu cho phát điện còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: khả năng cấp than trong nước thấp hơn nhu cầu gần 8 triệu tấn và phải nhập khẩu; nguồn khí trong nước đã suy giảm mạnh nhưng chưa có nguồn bổ sung.

Đặc biệt, theo ông Tài Anh, các yếu tố thị trường đầu vào của sản xuất điện biến động theo xu hướng bất lợi, trong đó giá than, giá khí trong bao tiêu dự kiến tăng trong năm 2019.

“Trong bối cảnh này, năm 2019, EVN dự kiến sẽ phải huy động nguồn điện chạy dầu khoảng 2,4 - 7 tỷ kWh. Đây sẽ là thách thức lớn đối với tình hình tài chính của Tập đoàn”, đại diện EVN nhấn mạnh.

Phía TKV cũng đã dự báo nhu cầu tiêu thụ than của các hộ sử dụng trong nước năm 2019 đối với nguồn than do TKV cung cấp là tiếp tục tăng cao, trong đó riêng nhu cầu than cho các hộ điện là 38,3 triệu tấn.

Căn cứ tình hình thực hiện cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện trong những năm gần đây, căn cứ năng lực sản xuất, chế biến của TKV, tập đoàn này dự kiến kế hoạch tiêu thụ than năm 2019 là 40 triệu tấn, trong đó cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện 31,9 triệu tấn, kể cả phần nhập khẩu 4 triệu tấn để pha trộn. Tuy nhiên, giá bán than thấp hiện vẫn đang là vấn đề lớn ảnh hưởng đến năng lực khai thác và sản xuất dài hạn của Tập đoàn.

Theo TKV, hiện giá bán một số loại than cho điện vẫn thấp hơn giá bán cho các hộ khác trong nước, thấp hơn giá thành thực hiện năm 2018 khoảng 200.000 đồng/tấn, trong khi điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, đòi hỏi chi phí gia tăng, chưa kể các loại thuế tài nguyên gia tăng. Trong điều kiện này, TKV dự kiến giá thành sản xuất than năm 2019 là 1,66 triệu đồng/tấn, tăng gần 63.000 đồng/tấn, tương đương khoảng 4%.

 

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline