Theo greentechmedia.com, các nhà phân tích của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế IRENA khẳng định rằng có thể đạt được 75% mục tiêu giảm phát thải khí carbon toàn cầu chỉ bằng cách phát triển năng lượng tái tạo và điện khí hóa.
Đây là kết luận do họ công bố tại hội nghị ở Berlin với tính toán rằng trong trường hợp tăng năng lượng thu được từ các nguồn tái tạo, đến năm 2050, điện sẽ có thể đáp ứng 50% nhu cầu năng lượng của toàn thế giới, chứ không phải 20% như hiện nay.
Các nguồn năng lượng tái tạo như điện Mặt trời là giải pháp hiệu quả nhất và sẵn có để chống biến đổi khí hậu
Nhu cầu về điện sẽ tăng lên nhờ số lượng một tỷ xe chạy điện cũng như sự gia tăng tỷ trọng của hệ thống sưởi điện và sự phổ biến của nhiên liệu hydro tái tạo. Tổng năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng được 2/3 nhu cầu toàn cầu. Trong trường hợp này, nhu cầu đến năm 2050, so với trạng thái hiện tại, sẽ nhiều hơn gấp đôi. Hầu hết công suất mới sẽ được cung cấp bởi các nhà máy năng lượng Mặt trời và gió.
Nếu các quốc gia tuân theo kế hoạch do IRENA đề xuất, họ sẽ có thể tiết kiệm từ 65 đến 160 nghìn tỉ USD trong 30 năm tới. Đây là con số đánh giá về các tác động tiêu cực đến môi trường, chi phí chăm sóc sức khỏe do suy thoái môi trường, cũng như trợ cấp cho ngành năng lượng truyền thống. Đồng thời, các khoản đầu tư bổ sung cho việc thực hiện kế hoạch phi cacbon hóa sẽ lên tới 15 nghìn tỉ USD vào năm 2050.
Nhiều người ngỡ rằng cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không hiệu quả về mặt kinh tế, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy điều này hoàn toàn không đúng: việc ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu rẻ hơn so với chi phí bỏ ra để hỗ trợ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
- EVNSPC đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão (08.06.2020)
- ‘Tính hệ thống’ của sử dụng hiệu quả năng lượng ở Việt Nam (06.06.2020)
- Quy trình phun mới giúp chế tạo loại pin mặt trời perovskite tốt hơn (05.06.2020)
- Ngành điện TPHCM triển khai các biện pháp ứng phó khi trời mưa giông (04.06.2020)
- EVNNPT ra mắt Ban Quản lý dự án truyền tải điện (03.06.2020)
- Thiết bị năng lượng sạch " 3 trong 1": Tạo điện năng từ cả sóng, gió và mặt trời (27.05.2020)
- Tế bào quang điện thế hệ mới giúp "nuôi" các thiết bị IoT trong nhà (25.05.2020)
- Vật liệu không chì cho pin mặt trời thân thiện môi trường (25.05.2020)
- Điện phân nước giảm giá thành năng lượng tái tạo (25.05.2020)
- Trí tuệ nhân tạo - hiệu quả bước đầu khi ứng dụng vào SXKD của ngành điện (22.05.2020)