
Quy trình cơ bản của một mô hình đốt rác phát điện.
Theo các chuyên gia, thế giới có 2 dòng công nghệ đốt rác phát điện gồm đốt rác phát điện từ nguồn rác nhiệt trị cao (rác được phân loại kỹ càng) và đốt rác phát điện từ nguồn nhiệt trị thấp (phân loại sơ bộ). Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu, việc phân loại rác tại nguồn rất tốt nên sử dụng công nghệ đốt rác phát điện từ nguồn rác nhiệt trị cao, cho năng lượng thu hồi nhiều hơn. Việt Nam, có thể áp dụng công nghệ đốt rác phát điện từ nguồn rác tổng hợp (rác mới được loại bỏ sành sứ, thủy tinh, kim loại). Công nghệ này cho thu hồi năng lượng thấp hơn, tỷ lệ tro đáy cao hơn song phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam. Hai nhà máy ở Bắc Ninh và Cần Thơ đang áp dụng công nghệ này.
Cần đưa vào những công nghệ đốt rác phát điện tiên tiến
Theo GS Ðặng Kim Chi, phải sử dụng những công nghệ tiên tiến trong đốt rác phát điện để hạn chế sự phát thải dioxin và furan trong quá trình đốt. Ðiều khiển và khống chế quá trình đốt rác trong vùng nhiệt độ phát sinh ít nhất dioxin và furan. Sau đó phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo xử lý tách các dioxin và furan có thể tái tạo trong quá trình hoạt động. Hiện nay, việc kiểm soát dioxin và furan từ nhà máy đốt rác phát điện được nhiều quốc gia làm rất tốt.
Theo TS Trần Thế Loãn, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, công nghệ đốt rác tiên tiến của thế giới hiệu nay có thể hạn chế tốt khí thải từ quá trình đốt. Vấn đề quan trọng là cần đưa ra hàng rào kỹ thuật để đưa về Việt Nam các công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo tốt quá trình xử lý khí thải sau đốt. Bên cạnh đó, cần công cụ đủ mạnh để giám sát hoạt động đốt rác theo các quy chuẩn đã được xây dựng.
Ông Hoàng Văn Thức cho biết, việc giám sát khí thải được thực hiện theo quy chuẩn quốc gia. Tại nhà máy đốt rác phát điện đã vận hành ở Cần Thơ, kết quả phân tích mẫu cho thấy, nhà máy này kiểm soát tốt khí thải ra môi trường.
- Những ý tưởng " độc lạ" về ứng dụng pin mặt trời trên thế giới (20.03.2020)
- Siêu vật liệu graphene mang laị cơ hội mới để thu hoạch năng lượng nhiệt (20.03.2020)
- Công nghệ xanh mới sản xuất điện từ không khí mỏng (26.02.2020)
- Công nghệ pin mặt trời có thể lắp đặt trên mọi bề mặt (26.02.2020)
- Thiết bị phát điện nhờ độ ẩm không khí (19.02.2020)
- Cần trục lưu trữ năng lượng gió và mặt trời (18.02.2020)
- Phát triển nguồn năng lượng mặt trời mới (17.02.2020)
- Tạo ra nguồn điện thắp sáng 100 bóng đèn chỉ với một giọt mưa (17.02.2020)
- Thiết kế đảo ngược giúp tăng 22,3% hiệu suất pin mặt trời (13.02.2020)
- EVN đảm bảo cấp điện mùa khô năm 2020 (11.02.2020)