thiết kế thi công trạm điện tại tphcm, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại tphcm, t

thiết kế thi công trạm điện tại tphcm, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại tphcm, t

thiết kế thi công trạm điện tại tphcm, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại tphcm, t

Không để vướng mắc trong đấu nối, giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời

Chiều 31/5, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019, ngoài những nội dung về công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô thì nội dung liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đặc biệt là việc huy động, đấu nối và giải tỏa công suất nguồn của các dự án điện mặt trời được báo giới đặc biệt quan tâm và đã được đại diện Bộ Công Thương và EVN trả lời thẳng thắn

 

Trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc phát triển, tiếp nhận và giải toả (hoà vào lưới điện quốc gia) các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó nguồn điện từ các dự án điện mặt trời là chủ trương đúng đắn trong bối cảnh nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu.

 

 

Cũng theo Thứ trưởng Hải, hiện điện hạt nhân đã tạm dừng, trong khi nguồn thủy điện gần như là cạn kiệt, thậm chí các nguồn nước cho thủy điện nhiều khi không đảm bảo, nhiệt điện cũng gây nhiều hệ luỵ môi trường… thì định hướng tập trung vào năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, điện mặt trời… là hướng đi ưu tiên.

Thứ trưởng Hải thông báo thêm, đến nay, nhiều dự án năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời đã được Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tiếp nhận, trong đó có một số dự án đã đi vào hoạt động và sắp tới còn có nhiều dự án sẽ đi vào hoạt động.

Về khó khăn, Thứ trưởng Hải cho biết, hiện có nhiều vướng mắc, điển hình như việc liên quan đến Luật Quy hoạch có thể khiến vài trăm dự án điện mặt trời phải tạm dừng.

Về vấn đề đấu nối vào lưới điện quốc gia của các dự án điện mặt trời, Thứ trưởng Hải cho biết, đây là công việc liên quan đến vấn đề kỹ thuật của ngành điện cũng như nguồn lực đầu tư hạ tầng để có thể đấu nối.

Tiếp lời Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn EVN, ông Võ Quang Lâm làm rõ thêm, từ chính sách rất ưu đãi của Chính phủ, trong thời gian vừa qua, các dự án điện mặt trời đầu tư vào Việt Nam rất nhiều và theo dự báo, Việt Nam sẽ sớm trở thành cường quốc về điện mặt trời.

Đưa con số chứng minh, ông Lâm cho biết, tính đến ngày 30/5/2019, đã có 47 dự án điện mặt trời với công suất 2.300 MW được đấu nối vào lưới điện quốc gia, và dự kiến trong tháng 6/2019 sẽ tiếp tục có khoảng 49 dự án với công suất vào khoảng 2.600 MW nữa được đấu nối, nâng tổng công suất lên xấp xỉ 5.000 MW.

Theo ông Lâm, để đáp ứng để yêu cầu đấu nối vào lưới điện quốc gia cần thoả mãn hai yếu tố, trước hết là đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Bộ Công Thương.  “Để giải quyết vấn đề này, trong tháng 3/2019, EVN đã họp với hơn 200 nhà đầu tư để cùng trao đổi, bàn các biện pháp tháo gỡ để có thể giải tỏa được công suất nhanh nhất” – Ông Lâm nói và cho biết, EVN cũng đã thành lập các tổ công tác tại các tổng công ty điện lực tại các khu vực có nhiều dự án điện mặt trời, cụ thể là các tỉnh ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ. EVN cũng đã thành lập một website, trên đó các nhà đầu tư có thể theo dõi đầy đủ tiến độ đấu nối, các hồ sơ cần thiết phải thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.

Để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, EVN đã thực hiện rút ngắn thời gian theo quy định đối với các nhà đầu tư dự án điện mặt trời trong các công đoạn lập, hoàn thiện và nộp hồ sơ. Điển hình như việc liên quan đến công tác điều độ được rút xuống 10-15 ngày so với 20 ngày theo quy định hiện hành và khi khai báo kết nối chỉ cần thực hiện trong khoảng từ 2-10 ngày…

“Những quy định của Nhà nước, của Bộ Công Thương đều được chúng tôi rút ngắn hơn một nửa thời gian để các nhà đầu tư có thể hoàn thiện hồ sơ của mình” – Ông Lâm khẳng định và bổ sung, toàn bộ hệ thống này được khai báo online, các nhà đầu tư không cần đi gặp bất cứ ai mà chỉ cần khai báo online trên hệ thống của Tập đoàn.

Dù vậy, ông Võ Quang Lâm cũng thẳng thắn nói về những khó khăn trong thời gian tới, theo đó, khó khăn lớn nhất là việc đảm bảo công suất. Cụ thể, theo ông Lâm, để đầu tư được một hệ thống lưới điện 220 KV thì mất từ 3 đến 5 năm còn đầu tư hệ thống 500 KV thì thời gian dài hơn.

“Ở đây lâu nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai” – Ông Lâm nói và chỉ rõ là việc giải phóng mặt bằng đối với đất rừng, đất canh tác gặp nhiều khó khăn vì theo quy định phải xin ý kiến của Thủ tướng.

“EVN sẽ tiếp tục báo cáo với Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án lưới điện và giải tỏa công suất cho các dự án điện mặt trời” – Ông Võ Quang Lâm kết thúc với khẳng định, Tập đoàn EVN quyết tâm giải tỏa công suất mà các nhà đầu tư đang đầu tư và đến nay vẫn đang đáp ứng được tiến độ của các nhà đầu tư.

 

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline