Nhà máy điện Mặt Trời Hậu Giang có diện tích trên 33ha, khởi công xây dựng từ tháng 6/2020 với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng, doanh thu dự kiến khi đi vào hoạt động khoảng 80 tỷ đồng.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đại biểu cắt băng khánh thành nhà máy điện mặt trời Hậu Giang.
Sáng 12/3, tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Công ty cổ phần Halcom Việt Nam và Tập đoàn Shizen Energy (Nhật Bản) khánh thành Nhà máy điện Mặt Trời Hậu Giang.
Đây là dự án điện Mặt Trời đầu tiên được khánh thành, hòa lưới điện quốc gia tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Dự án Nhà máy điện Mặt Trời Hậu Giang triển khai trên địa bàn 2 xã Hòa An, Long Bình thuộc huyện Phụng Hiệp và phường Vĩnh Tường thuộc thị xã Long Mỹ trên lô đất có tổng diện tích trên 33ha, khởi công xây dựng từ tháng 6/2020 với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng và doanh thu dự kiến khi đi vào hoạt động khoảng 80 tỷ đồng/năm.
Nhà máy điện Mặt Trời Hậu Giang có 79.000 tấm pin năng lượng Mặt Trời, nhà điều hành, trạm biến áp, 6,83km tuyến đường dây mạch kép 110kv Vị Thanh-Long Mỹ được hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Ông Nguyễn Quang Huân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Halcom Việt Nam, cho biết dự án này chỉ là khởi đầu của kế hoạch đầu tư dài hạn và bền vững của Halcom tại tỉnh Hậu Giang.
Hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã chấp thuận chủ trương mở rộng dự án điện Mặt Trời Hậu Giang II với công suất 40MWp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các công trình kỹ thuật hạ tầng sẵn có.
Công trình này đánh dấu bước đi thành công tiếp theo của Công ty cổ phần Halcom Việt Nam trong định hướng tạo ra nguồn năng lượng sạch và phát triển bền vững với mục tiêu tới năm 2025 đạt công suất 300-500 MW năng lượng tái tạo
Nhà máy điện Mặt Trời Hậu Giang có 79.000 tấm pin năng lượng Mặt Trời.
Đây là dự án nhà máy điện Mặt Trời đầu tiên đi vào hoạt động tại tỉnh Hậu Giang, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng bức xạ Mặt Trời ở Hậu Giang và phù hợp với chiến lược phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như quy hoạch chung về điện Mặt Trời tại tỉnh Hậu Giang.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, dự án đưa vào sử dụng góp phần tạo nguồn việc làm, đóng góp ngân sách và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Dự án sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời nên có ý nghĩa lớn trong bảo vệ môi trường cũng như nguồn tài nguyên.
Phát triển điện Mặt Trời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2025. Do đó, tỉnh đề nghị nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, đề xuất mở rộng quy mô; đồng thời nghiên cứu đầu tư nhiều dự án điện Mặt Trời trên địa bàn tỉnh - ông Nguyễn Văn Hòa nói.
Nhân dịp này, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng trao 50 phần quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.
A Nam - Theo VietNamPlus
.
- Năng lượng tái tạo giúp giảm 80% tác động đến sức khỏe con người (20.11.2019)
- Kết hợp sản xuất nông nghiệp với khai thác năng lượng mặt trời ở Việt Nam (19.11.2019)
- Năng lượng địa nhiệt có thể giúp cứu trái đất (18.11.2019)
- EVNNPC: Đảm bảo cấp điện 2 tháng cuối năm 2019 (18.11.2019)
- Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất (14.11.2019)
- Trụ cột chuyển đổi năng lượng sạch (13.11.2019)
- EVN tăng huy động điện chạy dầu những tháng cuối năm (13.11.2019)
- EVNCPC khẩn trương xử lý sự cố lưới điện sau Bão số 6: Quyết tâm khôi phục cấp điện 100% khách hàng (11.11.2019)
- Thiết kế pin mới lưu trữ tốt hơn cho lưới năng lượng tái tạo (09.11.2019)
- Dự án điện mặt trời Đa Mi sử dụng phao nổi " Made in Việt Nam" (09.11.2019)