Tận dụng chính rác thải sinh hoạt để trở thành nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu nước nóng hàng ngày của gia đình” ý tưởng tái chế tuyệt vời này thuộc về nhà phát minh người Anh - Nik Spencer.

Ảnh minh họa
Cụ thể, biện pháp mà nhà phát minh này sử dụng chính là “Home Energy Resources Unit”(HERU) - một cỗ máy chuyển đổi rác thải trở thành nhiên liệu đốt, nhằm sản sinh ra năng lượng. Nguyên liệu đầu vào của cỗ máy này gần như là tất cả những thứ mà mỗi gia đình bỏ đi hàng ngày: rác hữu cơ, nhựa, thức ăn hỏng hay thậm chí là tã lót em bé.
Sau khi đã nạp đầy rác, cỗ máy sẽ thực hiện một chu trình bao gồm 3 bước chính:
- Bước 1. Sấy khô nguyên liệu: Ở bước này các nguyên liệu rác sẽ được làm bay hơi thành phẩm ẩm chúng có về mức tối thiểu.
- Bước 2. Nhiệt phân: Lúc này nguyên liệu sẽ được phân rã rồi sau đó tiếp tục được chuyển đổi thành nhiên liệu.
- Bước 3. Đốt cháy: Lượng nhiên liệu được tạo ra sau quá trình nhiệt phân sẽ được đốt chát để tạo thành nguồn năng lượng.
Được biết, với sản phẩm HERU hiện tại, nguồn năng lượng được tạo ra từ rác sẽ chỉ phục vụ cho mục đích duy nhất là đun nước nóng để tắm.
Theo ước tính, một hộ gia đình thải ra khoảng 2 kg rác sinh hoạt mỗi ngày. Và với cỗ máy tái chế của Nik Spencer, những thứ bỏ đi này sẽ có thể phục vụ đến 44% nhu cầu nước nóng của họ.
Sản phẩm HERU hiện tại đã là phiên bản thử nghiệm thứ 5 của Spencer. Nhà phát minh này hy vọng rằng, đến năm 2020, anh có thể trình làng phiên bản thương mại của HERU với giá bán dự kiến khoảng 5.360 USD.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Cửa kính tạo ra điện (12.01.2021)
- Ngành điện năm 2021: Năng lượng tái tạo chiếm xu thế (29.12.2020)
- Tế bào năng lượng mặt trời hỗn hợp mới tăng hiệu quả sử dụng điện và sản xuất điện (29.12.2020)
- Tạo ra điện từ nước thải (25.12.2020)
- Vật liệu tăng thời gian lưu trữ năng lượng mặt trời (24.12.2020)
- Pin mặt trời hữu cơ siêu mỏng vừa hiệu quả lại vừa bền (21.11.2020)
- Cửa sổ trong suốt hấp thụ nhiệt ban ngày để dùng vào ban đêm (12.11.2020)
- Chủ tịch HĐTV EVN làm việc tại Nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 1 (09.11.2020)
- Pin điện mặt trời trong suốt và ý tưởng “cá nhân hóa năng lượng” (09.11.2020)
- Sơn siêu trắng phản xạ ánh sáng giúp tiết kiệm năng lượng (04.11.2020)