Đóng cửa từ năm 2007, bãi rác Gò Cát (quận Bình Tân) đang cung cấp nguyên liệu chính cho nhà máy sản xuất điện.

Không những thế, nơi này đang tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm để đưa công nghệ rác vào lò cốc hóa nhiệt độ cao, biến thành năng lượng sạch, phát điện. Đây là phát minh của một nhà khoa học Việt Nam, đã được TP.HCM cho phép thử nghiệm thực tế hơn 1 năm nay.
Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM Citenco cho biết, bên cạnh việc biến rác thành điện, đơn vị này đang tiếp tục ứng dụng công nghệ để tận dụng phần vật chất còn lại sản xuất than cốc, làm nhiên liệu đốt.
Công suất của nhà máy là 2,3 MWH, vận hành đầy tải liên tục thì mỗi năm có thể hòa vào lưới điện hàng chục ngàn MW. Hàng chục ngàn MWH điện chỉ tương đương sản lượng điện tiêu thụ của vài xã. Con số khiêm tốn nhưng nếu những bãi rác hàng triệu tấn có thể biến thành điện thì đủ dùng cho cả thành phố.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Gỗ trong như thủy tinh (05.04.2021)
- Ghế thông minh chạy bằng năng lượng mặt trời: Sạc pin, phát WiFi và hơn thế nữa (31.03.2021)
- Cửa sổ polymer liên hợp chuyển năng lượng đến tế bào quang điện (25.03.2021)
- Pin mặt trời trong suốt có thể dùng làm mái nhà kính (23.03.2021)
- Vật liệu siêu dẫn nhiệt mới cho pin mặt trời (23.03.2021)
- Các nhà khoa học tạo ra bước đột phá trong việc biến gỗ thành một nguồn điện sạch (20.03.2021)
- Bộ Công Thương đề nghị rà soát, tổng hợp các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời (16.03.2021)
- Các nhà khoa học Nga tìm ra cách chuyển đổi tiếng ồn thành điện năng (13.03.2021)
- Lưới điện siêu nhỏ thu năng lượng từ cơ thể người (13.03.2021)
- Tiềm năng trong lĩnh vực điện Mặt Trời của Việt Nam (12.03.2021)