Hệ thống Manta sử dụng cánh diều dưới nước "bay" trong thủy triều hoặc dòng hải lưu để tạo ra dòng điện.
Thiết kế của hệ thống sản xuất điện Manta. Ảnh: SRI.
Các nhà khoa học ở viện nghiên cứu quốc tế SRI ở California hợp tác với Đại học California, Berkeley thiết kế hệ thống Manta với khoản kinh phí 4,2 triệu USD trong 3 năm từ Dự án Nghiên cứu Cao cấp Agency-Energy (ARPA-E) của Bộ Năng lượng Mỹ.
Bộ phận trung tâm của hệ thống là cánh diều bằng bọt biển bọc vật liệu tổng hợp polymer với hình dáng lấy cảm hứng từ cá đuối manta. Cánh diều gắn liền với cuộn dây neo ở đáy đại dương hoặc sông ngòi ở khu vực có dòng hải lưu mạnh. Cuộn dây đi kèm cả motor điện và máy phát.
Khi bắt đầu mỗi lượt vận hành, cánh diều được đặt ở góc có thể tận dụng toàn bộ sức mạnh từ dòng hải lưu, cho phép nó xuôi theo dòng nước. Cuộn dây quay nhanh trong lúc thả dây, làm xoay máy phát và sản sinh điện, có thể lưu trữ trong bộ pin hoặc nối trực tiếp với mạng lưới điện ở địa phương.
Sau khi diều căng hết cỡ, motor giúp quấn lại cuộn dây để thực hiện lượt chạy mới. Dù quá trình quấn cần dùng một phần năng lượng, lượng điện này ít hơn nhiều so với công suất của hệ thống. Mức công suất trung bình của mỗi cánh diều vào khoảng 20 kilowatt.
So với các hệ thống năng lượng thủy triều khác kết hợp turbine dưới nước, Manta có chi phí rẻ và dễ lắp đặp hơn, cánh diều có thể được thu lại nếu có khả năng gây ảnh hưởng tới hoạt động của con người hoặc động vật hoang dã gần đó. Đó là vì bản thân cánh diều khá nhẹ nên không gây nguy hiểm khi đang hoạt động. Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch chế tạo và vận hành một nguyên mẫu Manta để kiểm tra tính khả thi của công nghệ.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Hơn 61.000 người tham gia thi Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (28.10.2022)
- EVN kích hoạt kết nối NDXP cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số của một số tỉnh (27.10.2022)
- Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (27.10.2022)
- Nguồn năng lượng sạch khổng lồ trên toàn cầu đang dần "cạn kiệt" nhanh chóng (27.10.2022)
- Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu gây ra hậu quả đáng sợ như thế nào? (25.10.2022)
- Quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề huy động nguồn phát điện chưa có giá điện (24.10.2022)
- Thấy gì qua kế hoạch mua điện năng lượng tái tạo của Thái Lan? (24.10.2022)
- EVN được vinh danh TOP 10 Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 (13.10.2022)
- Thị trường mua bán tín chỉ carbon tại Việt Nam diễn ra như thế nào? (13.10.2022)
- Chuyên gia nói gì về đề xuất EVN được tăng giá điện khi chi phí đầu vào tăng 1-5%? (05.10.2022)