Khi tìm kiếm vật liệu xanh, bền vững để xây dựng, các nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland đã tìm cách biến những tấm gỗ bình thường thành vật liệu trong suốt như thủy tinh.
Một căn nhà được xây dựng bằng gỗ trong suốt.
Tiến sĩ Liangbing Hu, trưởng nhóm nghiên cứu, mô tả loại gỗ vô hình này cứng và nhẹ với đặc tính cách nhiệt tốt hơn thủy tinh. Gỗ trong suốt đã từng được sản xuất trước đây, nhưng không khả thi vì liên quan đến việc loại bỏ lignin (chất gắn kết các sợi gỗ) bằng cách sử dụng hóa chất độc hại, nhiệt độ cao và mất nhiều thời gian.
Kỹ thuật mới này rất rẻ và dễ thao tác, thậm chí có thể được thực hiện ngay trong vườn. Những tấm ván gỗ sẽ được chải bằng dung dịch hydrogen peroxide, sau đó được phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dưới đèn UV trong 1 giờ. Điều này cho phép peroxide tẩy trắng các tế bào sắc tố màu nâu trong khi vẫn giữ nguyên lignin, khiến gỗ có màu trắng.
Bước tiếp theo là tẩm các mạch của ván bằng một loại keo chứa epoxyt để tăng độ bền. Epoxyt thường được sử dụng trong chất kết dính nhằm cung cấp khả năng chống thấm, chịu lực cao. Sản phẩm cuối cùng là một miếng gỗ cho phép hơn 90% ánh sáng truyền qua nó và cứng hơn 50 lần so với gỗ tẩm hóa chất.
Mặc dù công nghệ này vẫn chưa được sản xuất đại trà, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết nó có tiềm năng to lớn như một vật liệu xây dựng mới. Loại gỗ trong suốt này còn được kỳ vọng có thể thay thế các tấm kính hấp thu lượng Mặt trời, giúp chuyển đổi thành điện năng với hiệu quả tăng hơn 30%.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Vì sao các tấm pin mặt trời sản xuất được điện? (09.11.2019)
- Ngăn chặn việc tuyên truyền hình ảnh bản đồ có “đường lưỡi bò” trên các thiết bị, phần mềm (08.11.2019)
- Củng cố lưới điện, đảm bảo vận hành hồ chứa trước bão số 6 (08.11.2019)
- “Hoa hướng dương nhân tạo” biết uốn cong về phía mặt trời để hút năng lượng (08.11.2019)
- Công nghệ mới giữ năng lượng mặt trời trong nhiều thập niên (07.11.2019)
- Giá bán lẻ điện Việt Nam sẽ theo hướng nào? (05.11.2019)
- Lợi ích nhờ tích hợp quang điện trong nuôi trồng thủy sản (04.11.2019)
- Hiệu quả từ việc phát điện từ rác thải (04.11.2019)
- Việt Nam dẫn đầu khu vực về điện năng lượng mặt trời (04.11.2019)
- Tìm ra cách thu điện mặt trời ngay trong vũ trụ (04.11.2019)