xây lắp điện tại đồng nai, xây dựng điện tại đồng nai, nhà thầu điện, thiết kế thi công trạm điện tạ

xây lắp điện tại đồng nai, xây dựng điện tại đồng nai, nhà thầu điện, thiết kế thi công trạm điện tạ

xây lắp điện tại đồng nai, xây dựng điện tại đồng nai, nhà thầu điện, thiết kế thi công trạm điện tạ

Giải pháp bền lâu cho việc thiếu điện
Tại cuộc họp báo Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã có kịch bản điều hành giá điện cũng như phương án đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người dân trong năm 2019.
 
 

Ảnh minh họa

Giải pháp bền lâu cho việc thiếu điện
 
Tuy nhiên, tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với Bộ Công thương vào tháng 7, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng đã trình bày về nguy cơ thiếu điện trong vòng 5-7 năm tới.
 
Trên thực tế, từ 20 năm qua, thiếu điện đã được nhắc tới. Tuy nhiên, gần đây tình trạng này càng làm nhiều người quan ngại khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có công văn gửi Bộ Công thương thông báo về thực trạng đáng báo động trong sản xuất điện tại các nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh, Hải Phòng do thiếu hụt trầm trọng nhiên liệu than. Nhiều nhà máy nhiệt điện lo phải đóng cửa vì thiếu than.
 
Theo tính toán của Bộ Công thương, nhu cầu điện cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân và phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng mạnh. Để đảm bảo kinh tế tăng trưởng bình quân 7%/năm trong giai đoạn tới thì công suất hệ thống điện đến năm 2025 cần là 96.000MW, trong khi hiện tại mới đạt gần một nửa. 
 
Ai cũng biết, giải pháp để chống thiếu điện là phát triển các dự án thủy điện, bổ sung từ các dự án nhiệt điện than, điện gió... Nhưng, lý thuyết là vậy, còn trên thực tế, các giải pháp chống thiếu điện có thể ví như “ma trận”, va đụng nhiều vướng mắc. 
 
Lâu nay dư luận vẫn cảnh báo về mặt trái của việc quy hoạch thủy điện tràn lan và rất dị ứng với các dự án nhiệt điện. Bộ Công thương cho biết, đến nay bộ đã quy hoạch 824 dự án thủy điện, trong đó 343 dự án đã vận hành, còn lại đang thi công hoặc đang nghiên cứu đầu tư...
 
Quá nhiều thủy điện thì đe dọa tới an toàn hạ du, gây khô hạn hoặc gia tăng lũ lụt, người dân bức xúc. Vì vậy, trong vài năm qua, Bộ Công thương phải loại bỏ 468 dự án thủy điện. Còn các dự án nhiệt điện than thì tốn rất nhiều giấy mực khi tro xỉ không có chỗ xả phải đem ra biển, nhiều người cũng đề nghị loại bỏ nhiệt điện.
 
Nhiều năm trước đây, chúng ta “cắm cúi” xuất khẩu than thì nay lại phải tìm cách nhập khẩu than khi mà nguồn than cung cho nhiệt điện thiếu. Điều đó cho thấy việc quy hoạch tùy tiện, đúng kiểu “chạy chợ”, “giật gấu vá vai” trong tính toán, điều hành, giải quyết bài toán về năng lượng. 
 
Bây giờ, trước áp lực về nguồn điện, chúng ta kêu gọi đầu tư vào các nhà máy thủy điện và không nên cực đoan với các dự án nhiệt điện. Tuy nhiên, “vàng đen” không phải là nguồn tài nguyên vô tận, rồi cũng hết. Vì thế, theo các chuyên gia, để tính kế cho tương lai lâu dài, đảm bảo an toàn - bền vững thì phải đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió, điện mặt trời…
 
Tại hội nghị của nhóm đối tác năng lượng Việt Nam vừa diễn ra ở Hà Nội, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng, các hộ dân ở Việt Nam nên sớm áp dụng mô hình điện mặt trời (chi phí khá rẻ) để chủ động về năng lượng và chia sẻ nguồn điện cho sản xuất - kinh doanh.
 
Nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An, cùng với tăng cường đáp ứng nguồn cung thì tiết kiệm điện, sử dụng hiệu quả mới là giải pháp quan trọng. Và, để thực sự tiết kiệm điện thì không thể hô hào suông nữa mà phải có các chế tài đủ mạnh để bắt buộc. Thậm chí cũng phải chuyển đổi những ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng sang ngành tiêu thụ ít năng lượng.
 
Các thiết bị, sản phẩm cũng phải được chuẩn hóa trên tinh thần tiêu thụ năng lượng thấp hơn, ví dụ trước đây dùng bóng đèn 40W trở lên thì nay nếu dùng đèn LED tiêu thụ điện chỉ 3W-5W, chấp nhận chi phí ban đầu cao hơn.
 
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến đề xuất tăng giá điện theo lộ trình vì đó là giải pháp để buộc người tiêu dùng phải tiết kiệm điện, đồng thời thu hút được vốn đầu tư vào ngành điện. Bởi lẽ, hiện nay, giá điện ở Việt Nam vẫn được coi là thấp so với các nước trong khu vực, do đó, dù người dân và doanh nghiệp sản xuất được lợi nhưng lại khó thu hút các nhà đầu tư vì suất đầu tư lớn, lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn lâu...
 
Trong khi đó, theo tính toán, với tăng trưởng 11%-12%, trong vòng 15 năm tới, mỗi năm cần khoảng 10 tỷ USD để bổ sung công suất mới là 6.000 - 7.000MW cho hệ thống điện quốc gia. Nếu không thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư thì ngân sách nhà nước không thể đủ tiền trong tình trạng nợ công như hiện nay. 
 
Giải pháp có nhiều nhưng quan trọng là chọn hướng đi nào hợp lý để đảm bảo cung ứng điện ổn định lâu dài, bởi, muốn một nhà máy điện đi vào vận hành, khai thác trong vài năm tới thì ngay từ bây giờ phải khởi công xây dựng.
Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline