Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương cấm toàn bộ việc sản xuất, lưu thông, tiêu dùng điện bóng đèn tròn bởi mức độ tiêu thụ điện của loại bóng đèn sợi đốt gấp 20 lần so với đèn led, lo ngại thiếu điện.
Phát biểu tại sự kiện về cải cách môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp ngày 20/11, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho hay trong bối cảnh các dự án nguồn lưới điện mới đưa vào không có nên từ năm 2019 trở đi sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại khu vực miền Nam.
“Hiện nay phải đưa điện từ miền Bắc vào miền Nam khoảng 27%, điện ở miền Nam phải do miền Bắc và miền Trung vào, vì sản xuất không đủ nên khả năng cung ứng điện ở miền Nam sẽ rất khó khăn trong những năm sắp tới”, ông Lâm nói.
Vì thế, lãnh đạo EVN mong muốn các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng Hiệp hội và người dân chia sẻ với EVN. Vấn đề sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, làm sao sử dụng các thiết bị điện đại, không tiêu thụ nhiều điện và đặc biệt sử dụng thiết bị điện tiết kiệm điện.
Hiện còn khoảng 4-5 triệu bóng đèn tròn sợi đốt - loại bóng đèn rất tốn năng lượng. Vì thế, lãnh đạo EVN đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương cấm toàn bộ việc sản xuất, lưu thông tiêu dùng điện bóng đèn tròn bởi mức độ tiêu thụ điện của loại bóng đèn sợi đốt gấp 20 lần so với đèn led.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, qua khảo sát của VCCI vấn đề tiếp cận điện năng là một trong hai lĩnh vực được doanh nghiệp đánh giá cao nhất trong Nghị quyết 19.
Theo đó, thủ tục và thời gian đấu nối điện có cải thiện đáng kể, từ 6 bước, 115 ngày xuống 4 bước, 31 ngày. Hạ tầng ngành điện được đánh giá là tốt thứ 2 của Việt Nam chỉ sau hạ tầng mạng điện thoại. Nhờ đó độ ổn định điện năng tăng đáng kể, mất điện giảm cả số lần và thời gian.
Năm 2012 mất điện trung bình 8.000 phút/khách hàng thì nay chỉ còn 235 phút/ khách hàng.
Vì thế, lãnh đạo EVN mong muốn các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng Hiệp hội và người dân chia sẻ với EVN. Vấn đề sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, làm sao sử dụng các thiết bị điện đại, không tiêu thụ nhiều điện và đặc biệt sử dụng thiết bị điện tiết kiệm điện.
Hiện còn khoảng 4-5 triệu bóng đèn tròn sợi đốt - loại bóng đèn rất tốn năng lượng. Vì thế, lãnh đạo EVN đề nghị Chính phủ, Bộ Công thương cấm toàn bộ việc sản xuất, lưu thông tiêu dùng điện bóng đèn tròn bởi mức độ tiêu thụ điện của loại bóng đèn sợi đốt gấp 20 lần so với đèn led.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI, qua khảo sát của VCCI vấn đề tiếp cận điện năng là một trong hai lĩnh vực được doanh nghiệp đánh giá cao nhất trong Nghị quyết 19.
Theo đó, thủ tục và thời gian đấu nối điện có cải thiện đáng kể, từ 6 bước, 115 ngày xuống 4 bước, 31 ngày. Hạ tầng ngành điện được đánh giá là tốt thứ 2 của Việt Nam chỉ sau hạ tầng mạng điện thoại. Nhờ đó độ ổn định điện năng tăng đáng kể, mất điện giảm cả số lần và thời gian.
Năm 2012 mất điện trung bình 8.000 phút/khách hàng thì nay chỉ còn 235 phút/ khách hàng.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Công nghệ hoá lưới điện để phát triển bền vững (12.12.2019)
- Nhóm nghiên cứu biến rác thải nhựa thành axit có thể tạo ra điện (12.12.2019)
- 5 giải pháp tái tạo năng lượng có lợi cho nhà ở Việt Nam (09.12.2019)
- Áo phông sử dụng nhiệt cơ thể tạo ra điện đốt sáng được đèn LED (09.12.2019)
- Chuẩn bị hạ tầng để phục vụ đấu thầu các dự án điện mặt trời (09.12.2019)
- Làm điện gió ngoài khơi: Lợi ích đi cùng lợi thế (07.12.2019)
- Việt Nam đảm bảo năng lượng bền vững (04.12.2019)
- Phát triển bền vững năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Điểm nghẽn và giải pháp (04.12.2019)
- Tuần lễ lưới điện thông minh 2019 tại Việt Nam có gì? (27.11.2019)
- Nano bạch kim – niken cho khả năng lưu trữ điện bằng hydro (26.11.2019)