thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

Dầu khí thất sủng, năng lượng sạch lên ngôi

Thị trường dầu biến động lớn khiến giới đầu tư lao đao. Ngay từ đầu tháng 4, mâu thuẫn giữa Ả Rập Saudi và Nga bất ngợt nóng lên khiến cho giá dầu thô không ngừng lao dốc xuống mức thấp kỷ lục 11 USD/thùng, thậm chí có thời điểm còn rơi xuống ngưỡng khó tin -40,32 USD/thùng.

Dầu khí diễn biến khó lường khiến nhiều nhà đầu tư nỗ lực khai phá các kênh năng lượng mới mang lại lợi nhuận ổn định hơn, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Quan trọng hơn, đây cũng là hướng đi giúp các dự án tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng ngân hàng trong bối cảnh định chế tài chính trong ngoài nước đang dần thu hẹp những khoản tài trợ cho các dự án nhiệt điện, nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam cũng không ngoại lệ. Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã chọn Trungnam Group là nhà đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời 450MW tại huyện Thuận Nam, đồng thời với việc đầu tư trạm biến áp và đường dây truyền tải 500KV. Có tổng vốn đầu tư lên đến gần 14.000 tỉ đồng, một khi đi vào vận hành, đây sẽ là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, giải tỏa được nút thắt về công suất truyền tải còn hạn chế cho khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận.

Ngay cả một đại gia trong lĩnh vực nhiệt điện là Công ty Cơ Điện Lạnh REE cũng không thể kìm lòng trước sức hấp dẫn của thị trường năng lượng tái tạo. Cuối năm ngoái, doanh nghiệp này đã thâu tóm dự án phong điện Thuận Bình, sở hữu 67% cổ phần trong Công ty Phát triển Điện Nông thôn Trà Vinh và đang xúc tiến đầu tư thêm dự án Nhà máy điện gió số 3 tại xã Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Nhà đầu tư này cũng thành lập thành viên mới là Công ty Cổ phần Năng lượng Mặt trời REE (REE SE), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà với mục tiêu đạt công suất 100MWp vào cuối năm 2021.

Tham gia vào cuộc đua phát triển năng lượng sạch còn có VinaCapital với việc cho ra đời thành viên mới là SkyX Solar. Trước mắt, SkyX Solar quyết định liên doanh với Saigontel để xây dựng chuỗi dự án điện mặt trời áp mái trong các khu công nghiệp thuộc Saigontel và các bên liên kết.

“Hiện nhu cầu phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam đang rất lớn do không bị giới hạn về diện tích xây dựng, các vấn đề về truyền tải hoặc giấy phép. Những dự án điện mặt trời áp mái được kỳ vọng phát triển trong 5-7 năm tới với công suất hơn 4.000MW và có thể lớn hơn mức này”, ông Samresh Kumar, Chủ tịch Điều hành SkyX Solar, nhận định.

Nguyên nhân khiến các nhà đầu tư đổ xô vào năng lượng sạch là động thái ưu đãi mới của Chính phủ. Cụ thể, tại Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng Chính phủ, giá mua điện với cả 3 loại hình gồm điện mặt trời mặt đất, điện nổi và điện trên mái nhà được ấn định lần lượt là 7,69 cent/kWh, 7,09 cent/kWh và 8,38 cent/kWh trong vòng 20 năm. Mức giá này được đánh giá là đảm bảo được lợi nhuận ổn định cho giới đầu tư so với các kênh năng lượng khác.

Riêng với Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000MW sẽ được hưởng giá ưu đãi 2.086 đồng, tương đương 9,35 cent/kWh.

Với điện gió, cơ chế mua điện được thực hiện theo Quyết định 39/2018. Tuy nhiên, Bộ Công Thương mới đây đã kiến nghị cho phép kéo dài thời gian áp dụng chính sách ưu đãi này cho đến năm 2023, sau đó mới tiến hành đấu thầu, đấu giá cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án.

Làn sóng đầu tư rầm rộ vào điện mặt trời, điện gió giúp giải tỏa sức ép cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc phải đảm bảo được nhu cầu tiêu thụ điện ở mức 10%/năm. Lý do là đa phần các dự án có quy mô lớn đang bị chậm tiến độ 1-2 năm, đặc biệt là các nguồn nhiệt điện than ở miền Nam dự kiến trong giai đoạn 2018-2021 như Long Phú I, Sông Hậu I, Sông Hậu II, Long Phú III, Nhiệt điện Ô Môn III, IV. Ngay cả các dự án điện dùng khí của mỏ Cá Voi Xanh cũng đối diện với nguy cơ trễ tiến độ so với quy hoạch.

Lợi nhuận ổn định và tiềm năng của mảng năng lượng tái tạo cũng mang lại động lực cho các thương vụ M&A từ khối ngoại. Mới đây, Tập đoàn năng lượng Thái Lan Super Energy Corporation thông báo mua lại 4 dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam với giá trị giao dịch khoảng 400 triệu USD. Các dự án này tọa lạc tại cụm năng lượng mặt trời Lộc Ninh có tổng công suất lắp đặt 750MW, mang lại tỉ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROIC) lên đến 17% cho Super Energy.

Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline