Lớp chấm lượng tử mới của pin có thể in được trên mọi mặt phẳng để cung cấp năng lượng cho ô tô, máy bay, nhà ở hay các thiết bị đeo tay…
Các nhà khoa học của Australia mới đây đã công bố một kết quả nghiên cứu mang tính đột phá trong công nghệ vật liệu sản xuât pin mặt trời, mở đường cho việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mọi bề mặt phẳng, đồng thời góp phần thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong tương lai.
Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Queensland của Australia đã khai thác sức mạnh của các chấm lượng tử có thể truyền electron để tạo ra dòng điện. Với công nghệ in 3D, các nhà nghiên cứu có thể đưa các chấm lượng tử này lên mọi bề mặt phẳng và biến chúng trở thành những tấm pin mặt trời.
Theo giáo sư Lianzhou Wang, trưởng nhóm nghiên cứu, lớp chấm lượng tử mới được phát triển rất linh hoạt và có thể in được trên mọi mặt phẳng để cung cấp năng lượng cho ô tô, máy bay, nhà ở hay các thiết bị đeo tay…
Nhóm nghiên cứu đã đạt kỷ lục mới về hiệu suất năng lượng của công nghệ pin mặt trời khi đạt được tỉ lệ chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng là 16,6%, tăng 3,3% so với con số 13,4% của kỷ lục trước đó.
Giáo sư Wang cũng cho biết, pin mặt trời chấm lượng tử có hiệu quả chuyển đổi năng lượng cao gấp 2 lần so với pin mặt trời silicon hiện nay và có thể dễ dàng in được nên sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với pin mặt trời truyền thống.
Công nghệ mới này có tiềm năng rất lớn cho các ứng dụng trong tương lai và nhóm nghiên cứu đang hợp tác để nhân rộng thí nghiệm trở thành mô hình thương mại.
- EVNNPT: Ứng dụng công nghệ giám sát và chẩn đoán tình trạng MBA theo thời gian thực (06.05.2019)
- Khánh thành tổ hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Đông Nam Á (27.04.2019)
- Điện lực miền Nam hỗ trợ khách hàng trong mùa nắng nóng (27.04.2019)
- Khánh thành Nhà máy điện Mặt Trời đầu tiên ở Quảng Ngãi (27.04.2019)
- CPCEMEC thử nghiệm tủ giám sát và điều khiển dao phụ tải từ xa tại PC Quảng Trị (23.04.2019)
- Các nhà khoa học đã tạo ra loại pin mặt trời kép như (23.04.2019)
- Nhu cầu điện tăng cao và giải pháp của EVN SPC (20.04.2019)
- Lưới điện TP.HCM đang quá tải cục bộ vì nắng nóng (20.04.2019)
- CMCN 4.0: Ứng dụng thiết bị drone (UAV) xây dựng hệ thống ứng cứu thông tin phục vụ ghi chỉ số điện (20.04.2019)
- EVNHCMC khắc phục nhanh chóng sự cố trạm biếp áp Hiệp Bình Phước (16.04.2019)