Tái tạo rác thải thành năng lượng điện và cacbon organic là công nghệ khí hóa đa nhiên liệu trong điều kiện thiếu ô xy do người Việt Nam làm chủ.
Theo ông Nguyễn Gia Long, phương pháp nói trên chuyển hóa chất thải từ pha rắn sang khí theo nguyên lý sử dụng nhiệt độ để bẻ gãy hay cắt đứt các mạch hydrocacbon trong điều kiện yếu khí tạo ra khí cháy tổng hợp syngas và phần cốc hóa còn lại là than cacbon. Sử dụng khí syngas là nhiên liệu cho động cơ đốt trong phát điện. Than cacbon được phối trộn với dịch bùn hữu cơ mô mềm và nước ngậm tạo thành đất đen cacbon organic phục vụ ngành nông nghiệp hữu cơ rất hiệu quả. Bởi vậy, sẽ không còn nước rác phải xử lý, không có khí thải trong suốt quá trình chuyển hóa và không còn chất thải rắn nào phải chôn lấp. Công nghệ này không có đốt hở nên không có ống khói, vì thế không có phát thải thứ cấp.
Sản phẩm của công nghệ là điện từ xơ bã rác đã được đo kiểm và hòa lưới quốc gia ổn định tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đất đen cacbon organic đã được Viện nông nghiệp kiểm định cho kết quả hàm lượng dinh dưỡng cao hơn phân bò, phân gà và cao gấp 2 lần phân bón vi sinh hữu cơ hiện có. Các thành phần kim loại nặng thấp dưới tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo số liệu đo kiểm thực tế vận hành Đề án thực nghiệm từ rác tới năng lượng xanh tại nhà máy Đồng Văn - Hà Nam cho thấy, khí tổng hợp syngas từ rác thải sinh hoạt có nhiệt trị thấp nên 5m3 khí sẽ cho ra 1kw điện. Tuy nhiên, hiệu suất điện năng đạt được còn phụ thuộc nhiều vào phương pháp sử dụng và hiệu suất máy phát điện.
Nhà tập kết rác kín, ngăn cách với dây chuyền phân loại, được thiết kế có sàn nghiêng tạo độ dốc cho nước chảy vào hố thu gom nước mặt, có hệ thống hút khí đủ mạnh để tạo một áp suất âm trong nhà tập kết, không phát tán mùi hôi ra xung quanh, khí thải được đưa vào bể sục có chứa dung dịch lỏng zeolite để xử lý hết mùi hôi. Toàn bộ dây chuyển phân loại được bao che kín, có quạt hút riêng cho từng máy, được nối chung vào một đường ống dẫn khí, khí thải được đưa vào bể sục có chứa dung dịch lỏng jolai để xử lý hết mùi hôi. Khí thải từ các ống xả của máy phát điện được thu qua hệ thống xử lý khí thải.
Ông Nguyễn Gia Long nhấn mạnh, đây là giải pháp công nghệ mới dễ ứng dụng và nhân rộng trong cộng đồng, tái tạo rác thải thành năng lượng phù hợp với xu thế chung của thế giới là tái tạo năng lượng xanh, tạo đất đen có dưỡng chất phục vụ ngành nông nghiệp hữu cơ, giúp các nhà quản lý tạo ra cơ chế quản lý chất thải rắn hiệu quả, phù hợp hơn với đặc thù rác thải của Việt Nam. Công nghệ và thiết bị đều là sản phẩm trong nước nên có giá thành đầu tư thấp, nhanh thu hồi vốn, chi phí nhân công giảm do được tự động hóa cao./.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Top 20 ý tưởng đổi mới sáng tạo toàn cầu (24.07.2021)
- Ứng dụng camera cảm biến nhiệt tích hợp nhận dạng khuôn mặt vào kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 (24.07.2021)
- Điều hòa năng lượng mặt trời – giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng (13.07.2021)
- Fujisawa - đô thị xanh của Nhật Bản (13.07.2021)
- Bí quyết tiết kiệm điện khi làm việc tại nhà (25.06.2021)
- Tiêu thụ điện lần đầu vượt 42.000 MW vì nắng nóng (22.06.2021)
- Hướng dẫn sử dụng điện đúng cách, tiết kiệm mùa nắng nóng (10.06.2021)
- Xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN (08.06.2021)
- Giả mạo ngành Điện gọi điện, nhắn tin lừa khách hàng (02.06.2021)
- Pin mặt trời đầu tiên tạo ra điện ở môi trường (21.05.2021)