Các nhà khoa học ở Thụy Điển công bố một bước tiến mới có tính đột phá về năng lượng mặt trời, đó là có thể biến cửa sổ kính thành nguồn cung cấp nhiệt năng và dự trữ năng lượng từ tia sáng mặt trời trong nhiều thập niên.
Công nghệ mới có thể tích nhiệt năng sử dụng trong vài chục năm.
Các nhà khoa học từ Đại học Công nghệ Chalmers cho biết bằng việc sử dụng một loại thiết bị lưu trữ và hóa chất được chế tạo đặc biệt họ có thể tạo ra một hệ thống sản xuất nhiệt năng, thậm chí điện năng. Hệ thống này bắt đầu với một phân tử đặc biệt chứa carbon, nitơ và hydro được thiết kế để hấp thụ các tia sáng mặt trời, một dạng năng lượng mới hứa hẹn tác động môi trường thấp hơn.
Phân tử đó có thể được sử dụng để tạo ra một miếng dán kiểu như ‘laminate’ có thể hấp thụ năng lượng mặt trời được dán vào cửa sổ, xe hơi hoặc thậm chí là quần áo.
Một khi năng lượng được thu giữ, nó có thể được giải phóng dưới dạng nhiệt năng bằng cách tạo ra một chất xúc tác. Trong số các lợi ích mà phương pháp này mang lại là khả năng lưu trữ lâu dài, là cơ sở để tạo ra pin lithium ion có thể dùng trong khoảng 5-10 năm.
Phương pháp này không đòi hỏi vật liệu đắt tiền như silicon, một thành phần phổ biến trong các tấm pin mặt trời thông thường và không cần điện để phân phối hoặc giải phóng nhiệt khi năng lượng được thu lại.
Kasper Moth-Poulsen dẫn dắt nhóm các nhà khoa học trong suốt thập niên qua để phát triển công nghệ nói trên, nói rằng có thể thương mại hóa công nghệ này trong vòng 6 năm tới. Trong khi phương pháp mới hiện chỉ có thể tạo ra nhiệt, các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách chuyển đổi các tia năng lượng mặt trời thành điện năng.
Theo báo cáo của Bloomberg, hệ thống này là kết quả của một thập niên nghiên cứu và tiêu tốn 2,5 triệu USD và sẽ sớm đưa vào ứng dụng phục vụ con người. Các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm nguồn tài trợ có thể biến phát minh của họ thành một sản phẩm thương mại.
Chia sẻ:
Tin liên quan
- EVN cung cấp công cụ tính hóa đơn điện trực tuyến cho khách hàng (21.03.2019)
- Cải thiện độ ổn định và hiệu quả lưới điện bằng hệ thống quản lý năng lượng tòa nhà theo mô hình CPS (20.03.2019)
- Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia (18.03.2019)
- Tìm ra vi khuẩn " ăn ô nhiễm", phát ra điện (18.03.2019)
- Người dùng cần cảnh giác với mã độc tống tiền phiên bản mới nhất (18.03.2019)
- EVN SPC: Ðầu tư lớn cho hệ thống cấp điện (13.03.2019)
- Phát triển năng lượng tái tạo, giảm thiểu carbon tại Việt Nam (12.03.2019)
- EVNHCMC đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện (08.03.2019)
- Ngành điện phía Nam chung tay xây dựng nông thôn mới (08.03.2019)
- EVN SPC đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục (07.03.2019)