Báo cáo cho thấy phần lớn lượng phát thải carbon đều có liên quan tới 57 công ty trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng.
Theo báo cáo chuyên đề về khí thải carbon của tổ chức phi lợi nhuận InfluenceMap, 80% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới bắt nguồn từ đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Trong đó, 80% lượng khí thải carbon này có thể đến từ 57 công ty nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Đây là số liệu được thống kê trong giai đoạn từ năm 2016 - 2022.
Hầu hết 57 công ty này đều mở rộng sản xuất từ năm 2016. Điều đáng nói là vào thời điểm này, tất cả các quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris của Liên hợp quốc cam kết hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Ba cái tên "cộm cán" nhất trong quá trình phát thải carbon nhiều nhất, đứng đầu là Công ty Dầu mỏ Saudi Arambo (2222.SE), thứ hai là Tập đoàn Năng lượng Gazprom (GAZP.MM) của Nga và thứ ba là Công ty Sản xuất than Ấn Độ (COAL.NS). Hiện tại cả 3 công ty này đều chưa có phản hồi nào về báo cáo mức độ phát thải này.
.jpg)
Bên cạnh việc bám sát mục tiêu giảm phát thải và tập trung vào sản xuất năng lượng tái tạo, nhiều quốc gia, doanh nghiệp vẫn song song sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn. Khi chỉ tiêu về sản xuất năng lượng tái tạo vẫn còn chậm, chưa đạt chỉ tiêu mà sản xuất nhiên liệu hóa thạch ngày một tăng thì lượng phát thải carbon vẫn ngày một tăng lên.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency - IEA) cho biết, lượng khí thải carbon đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023. Đây là cảnh báo đỏ cho nhân loại trước tình trạng trái đất ngày một nóng lên và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thông qua báo cáo của mình, tổ chức InfluenceMap muốn làm rõ xem chính phủ và công ty nào đang gây ra biến đổi khí hậu và họ phải có trách nhiệm với lượng khí thải carbon đã thải ra quá lớn vào bầu khí quyển trái đất.


Link gốc bài viết.
- Phú Yên: Gần 5000 họ dân bị ảnh hưởng lốc xoáy đã có điện trở lại (22.11.2018)
- EVN đẩy nhanh tiến độ dự án cấp điện trong năm 2019 (21.11.2018)
- EVN đề xuất cấm sản xuất, tiêu thụ bóng đèn tròn (21.11.2018)
- PC Khánh Hòa: Nhanh chóng khắc phục lưới điện sau bão số 8 (20.11.2018)
- Mành cửa sổ kiêm pin năng lượng mặt trời (19.11.2018)
- Năng lượng sạch hút vốn ngân hàng (19.11.2018)
- Ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài cho các dự án năng lượng sạch (19.11.2018)
- Siêu vật liệu dán cửa kính giúp tiết kiệm hàng triệu đô tiền điện (19.11.2018)
- Chế tạo phân tử có thể lưu trữ năng lượng mặt trời trong 18 năm (19.11.2018)
- Nhìn nhận của VEA về dự án điện gió Kê Gà - Bình Thuận (16.11.2018)