Báo cáo cho thấy phần lớn lượng phát thải carbon đều có liên quan tới 57 công ty trong lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng.
Theo báo cáo chuyên đề về khí thải carbon của tổ chức phi lợi nhuận InfluenceMap, 80% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới bắt nguồn từ đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Trong đó, 80% lượng khí thải carbon này có thể đến từ 57 công ty nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng. Đây là số liệu được thống kê trong giai đoạn từ năm 2016 - 2022.
Hầu hết 57 công ty này đều mở rộng sản xuất từ năm 2016. Điều đáng nói là vào thời điểm này, tất cả các quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris của Liên hợp quốc cam kết hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu. Ba cái tên "cộm cán" nhất trong quá trình phát thải carbon nhiều nhất, đứng đầu là Công ty Dầu mỏ Saudi Arambo (2222.SE), thứ hai là Tập đoàn Năng lượng Gazprom (GAZP.MM) của Nga và thứ ba là Công ty Sản xuất than Ấn Độ (COAL.NS). Hiện tại cả 3 công ty này đều chưa có phản hồi nào về báo cáo mức độ phát thải này.
.jpg)
Bên cạnh việc bám sát mục tiêu giảm phát thải và tập trung vào sản xuất năng lượng tái tạo, nhiều quốc gia, doanh nghiệp vẫn song song sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn. Khi chỉ tiêu về sản xuất năng lượng tái tạo vẫn còn chậm, chưa đạt chỉ tiêu mà sản xuất nhiên liệu hóa thạch ngày một tăng thì lượng phát thải carbon vẫn ngày một tăng lên.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency - IEA) cho biết, lượng khí thải carbon đã đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023. Đây là cảnh báo đỏ cho nhân loại trước tình trạng trái đất ngày một nóng lên và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thông qua báo cáo của mình, tổ chức InfluenceMap muốn làm rõ xem chính phủ và công ty nào đang gây ra biến đổi khí hậu và họ phải có trách nhiệm với lượng khí thải carbon đã thải ra quá lớn vào bầu khí quyển trái đất.


Link gốc bài viết.
- Tiết kiệm điện, đâu chỉ tiết kiệm tiền (03.04.2019)
- Ứng dụng năng lượng từ thác nước nhỏ (03.04.2019)
- EVNNPC diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (28.03.2019)
- Tp. Hồ Chí Minh khuyến khích hộ dân phát triển điện mặt trời mái nhà (28.03.2019)
- EVN kiến nghị tỉnh Đồng Nai hỗ trợ mở rộng Thủy điện Trị An (28.03.2019)
- EVN SPC bảo đảm cung cấp điện mùa khô và cả năm 2019 (27.03.2019)
- Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng nhanh nguồn cung từ điện mặt trời (27.03.2019)
- EVN sẽ hoàn thiện hệ thống giám sát và điều khiển phụ tải từ xa (27.03.2019)
- EVN lần đầu tiên ứng dụng thiết bị bay không người lái để khảo sát (25.03.2019)
- Bàn giải pháp gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng các dự án lưới điện tại Bình Dương, Đồng Nai (21.03.2019)