thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

thiết kế thi công trạm điện tại bình dương, thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng công cộng tại bì

Biến cây nhân tạo thành nhà máy điện mini
Wind tree - “cây điện gió” được phát triển bởi nhà khoa học Pháp Jerome Michaud Lauriviere, với hình thức bề ngoài như một tác phẩm nghệ thuật, tuy nhiên bên trong nó là những turbin nhỏ có thể phát ra nguồn điện nhờ sức gióc
 
 

Ảnh minh họa.
 
Năng lượng từ gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo vô hạn, góp phần không nhỏ trong cung cấp điện năng phục vụ các hoạt động của con người trên khắp hành tinh. Nguồn năng lượng này đã được các nhà khoa học, Chính phủ các quốc gia đẩy mạnh phát triển trong những thập kỷ gần đây nhằm giảm thiểu việc sử dụng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, đẩy lùi ô nhiễm không khí và hiện tượng nóng lên toàn cầu.
 
Sau thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3-2011, Jerome Michaud Lauriviere đã nung nấu ý tưởng sáng chế ra những turbin có thể sản sinh ra điện năng từ những nguồn nhiên liệu tái tạo, không gây ô nhiễm và không gây ra những thảm họa tồi tệ như sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản). Năm 2016, sau những ngày lên ý tưởng, Jerome cùng các kỹ sư điện người Pháp đã cho “ra lò” nguyên mẫu về “cây gió” đầu tiên thuyết phục được đa phần các vị quan chức tham dự hội nghị bàn về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Thủ đô Paris (Pháp). 
 
“Một ngày, khi đang ngồi trong công viên, tôi thấy những chiếc lá rung rinh trên cành cây. Đó là một ngày nắng nóng, không có gió, nhưng lá cây vẫn rung rinh. Tôi đã nghĩ rằng phải làm thế nào để thu được nguồn năng lượng chuyển động của những chiếc lá cây kia. Và có thể về lâu dài chúng ta có thể thu được nguồn năng lượng tái tạo bền vững theo cách này. Từ đó, ý tưởng về phát triển cây gió tạo ra điện đã được hình thành trong tôi”, Jerome chia sẻ.
 
Các nhà sáng chế hy vọng Wind tree sẽ được sử dụng rộng rãi ở những hộ gia đình hoặc các trung tâm thành thị, chẳng hạn như làm trụ đèn đường hoặc trạm sạc điện cho ôtô điện. Ngoài ra, “cây điện gió” này cũng có thể dùng kết hợp với các công nghệ sản xuất năng lượng sạch khác như quang điện, địa nhiệt, hoặc lắp đặt trong các tòa nhà tiết kiệm năng lượng.
 
Jerome Michaud Lauriviere đã nhận được sự hỗ trợ từ chính người chú của mình và Công ty New Wind (Pháp) đã phát triển nguyên mẫu sản phẩm “cây điện gió” này. Ban đầu, “cây điện gió” được thiết kế bằng thép, cao 11m và có đường kính 8m, với 72 chiếc “lá nhựa” được sơn màu xanh, trông giống như những chiếc lá cây thật. Tuy nhiên, bên trong những chiếc lá này là những chiếc quạt nhỏ, nó sẽ chuyển động khi có bất kỳ cơn gió nào thổi đến từ tất cả các hướng, thậm chí cả những cơn gió rất nhỏ. Sau đó, các cánh quạt quay làm turbin chạy, tạo ra điện năng. 
 
Về cơ bản, cấu tạo của “cây điện gió” này cũng rất đơn giản, khi gió làm xoay trục của lá, từ đó tạo ra năng lượng. Điện sẽ đi qua các cành cây rồi đến rễ, một máy biến áp đặt dưới gốc cây sẽ phân phối dòng điện theo nhu cầu và điện áp thích hợp nhất. Bên cạnh đó, bề ngoài thoạt nhìn chúng ta sẽ thấy “công trình” tạo ra điện năng này giống như một tác phẩm nghệ thuật được đặt trong công viên hay các sân vườn.
 
Với mỗi một “cây điện gió” như vậy, tốc độ gió trung bình khoảng 14km/h, nó có thể tạo ra 2.600kWh mỗi năm và có thể lên tới 10.800kWh với vận tốc gió là 25km/h. “Cây điện gió” có thể hoạt động đến 280 ngày/năm, công suất điện đầu ra ước tính 3,1kW và tùy vào tốc độ gió, vị trí đặt cây thuận lợi, cây sẽ tạo ra 3.500kW đến 13.000kW/năm - sản lượng điện có thể cung cấp cho 15 chiếc đèn đường/năm, hoặc 83% mức tiêu thụ điện của một hộ gia đình, hoặc một chiếc xe điện chạy khoảng 16.000km/năm. Mặc dù hoạt động đến gần 300 ngày trong năm nhưng “cây điện gió” không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào trong khi vận hành.
 
Vẻ bề ngoài như một cây xanh thông thường, các nhà sáng chế ra Wind tree hy vọng nó sẽ được lắp đặt rộng rãi tại các công viên, trung tâm thành thị, sân vườn của các hộ gia đình trên khắp hành tinh. Nó rất hữu ích khi mang lại nguồn điện thắp sáng, làm đẹp cảnh quan môi trường. Giám đốc Điều hành của New Wind Olivier Calloud khẳng định “cây điện gió” của Jerome không chỉ là một “nhà máy” phát điện mini mà còn là một tác phẩm nghệ thuật tạo đổi mới trong lĩnh vực phát triển bền vững trong tương lai của nhân loại. 
 
Tiềm năng từ năng lượng tái tạo như gió vẫn còn nhiều và vẫn đang chờ đợi con người khám phá. New Wind cũng hứa hẹn rằng sẽ cải tiến thiết bị để phù hợp hơn với từng điều kiện địa lý sử dụng sản phẩm, đặc biệt là các hộ gia đình. Sự linh hoạt này có thể giúp đồng thời cả những người có ngân sách tài chính thấp khó có khả năng tiếp cận nguồn năng lượng, hoặc những nơi có địa hình nhỏ hẹp cũng có thể sử dụng sản phẩm này.
Chia sẻ:
ĐỐI TÁC
CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN SAO VIỆT
© Copyright 2017Diensaoviet, All rights reserved, Design by Nina
Facebook chat
Zalo
Hotline