Năm 2019 sắp tới, nhiều người hẳn muốn dự đoán lĩnh vực nào của kinh tế Việt Nam sẽ “nóng”. Khá nhiều đấy nhưng có lẽ không thể quên được sự trỗi dậy của năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời.
Kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển dự án điện mặt trời, trong đó yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đ/KWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 cent/KWh), dòng tiền đầu tư chảy vào lĩnh vực này mãnh liệt chưa từng có.
Chẳng hạn như chỉ riêng tỉnh Bình Thuận, theo báo cáo mới nhất của Sở Công Thương, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất đăng ký đầu tư 5.347,72 MWp trên diện tích 6.720,48ha và tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 137.100 tỷ đồng.
Rồi cách đây hơn một năm, chỉ riêng Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) đã công bố kế hoạch chi 1 tỷ USD cho dự án đầy tham vọng trong lĩnh vực điện mặt trời, nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng đang ngày một tăng cao.
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là mọi sự đang suôn sẻ. Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông Phạm Văn Hậu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 30 dự án điện mặt trời và 14 dự án điện gió, với tổng công suất 2.737,5MW. Tuy nhiên, hệ thống truyền tải trên địa bàn tỉnh mới chỉ giải phóng được 777,35MW(!).
Đấy, “sức nóng của điện mặt trời” không chỉ xuất phát từ mặt trời mà nó còn từ sự cọ xát mạnh mẽ tại tất cả các khâu trong quy trình sản xuất - truyền tải - phân phối và tiêu dùng điện. Trong đó, sự điều phối hài hòa trong hệ thống quản lý ở tầng vĩ mô giữ vai trò cực kỳ trọng yếu.
Nhưng thôi, trong Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg, Thủ tướng đã yêu cầu EVN có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới điện quốc gia với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đ/KWh thì chắc chắn sự “vênh nhau” giữa sản xuất và truyền tải điện như ở Ninh Thuận và nhiều địa phương có tiềm năng khác sẽ được khắc phục.
Chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng thụ ánh nắng mặt trời nhiều nhất trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới. Hy vọng nguồn tài nguyên vô tận này sẽ là một trong những điểm nóng của nền kinh tế nước nhà năm 2019 và nhiều năm tiếp theo.
- Ngành điện miền Nam chủ động ứng phó với thiên tai và cứu hộ cứu nạn trong mùa mưa bão (01.07.2020)
- Nan giải bài toán điện (30.06.2020)
- EVNSPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp tại TBA 110kV Thủ Thừa (27.06.2020)
- Nắng nóng, điện mặt trời mái nhà phát huy lợi ích (27.06.2020)
- EVNHCMC gấp rút hoàn thiện công trình đường dây 220kV Cát Lái - Tân Cảng (26.06.2020)
- Sử dụng công nghệ tiên tiến trong khảo sát nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam (26.06.2020)
- 5 xu hướng năng lượng tái tạo hiện nay (26.06.2020)
- Phương pháp mới giảm chi phí năng lượng hạt nhân (25.06.2020)
- Cảnh báo hệ thống gián điệp VN84App tấn công người dùng Việt Nam (24.06.2020)
- Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: Thống nhất từ chủ trương đến hành động (19.06.2020)